a. Thoát hơi nước qua khí khổng (chủ yếu)
- Đặc điểm:
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước: Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng:
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
b. Thoát hơi nước qua lớp cutin
+ Chủ yếu ở lá non, lượng nc thoát ra 30%
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:
+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
+ Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn và phụ thuộc vào độ dày, độ chặt của lớp cutin
+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.
1. Dụng cụ
2. Các bước thí nghiệm:
+ Bước 1: Trồng hai cây tươi vào chậu
- Chậu A: cắt bỏ lá
- Chậu B: không cắt bỏ lá
+ Bước 2: chùm túi ni lông vào cả 2 cây
+ Bước 3: để sau 1 giờ và quan sát
3. Kết quả:
+ Thành túi ni lông ở chậu A vẫn trong
+ Thành túi ni lông ở chậu B mờ đi, không nhìn rõ lá nữa.
- Giải thích:
+ Do ở chậu B cây có hiện tượng thoát hơi nước làm cho túi ni lông bị mờ đi. Chậu A không có.
4. Kết luận:
Thí nghiệm đã chứng minh được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không có lá không có hiện tượng đó.
Vậy: Cây đã thoát hơi nước qua lá.
+ Nhờ có thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp tới từng tế bào của cây
+ Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá đến các bộ phận khác trên mặt đất của cây; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
+ Hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường.
+ Giúp khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quang hợp.