logo

Cây gì có 1 lá

Câu hỏi: Cây gì có 1 lá?

Lời giải:

- Cây 1 lá là loài cây rất quý hiếm ở Việt Nam nói riêng và trên Thế giới nói chung.

- Họ khoa học: Thuộc họ Lan Orchidaceae

Vậy cây 1 lá là cây gì, nó có đặc điểm gì chúng ta sẽ cùng Top lời giải tìm hiểu nhé


1. Tên gọi

Cây một lá là một loại cây rất quý hiếm và khó tìm ở nước ta. Cây có tên khoa học là Nervilia fordii Schultze Họ khoa học: Thuộc họ Lan Orchidaceae

Hay còn được biết đến với các tên gọi khác như lan cờ, trân châu diệp, thanh thiên quỳ. Cây có duy nhất một chiếc lá hình tim. Lá thường phát triển sau khi hoa tàn.

[CHUẨN NHẤT] Cây gì có 1 lá

2. Phân bố

- Cây một lá thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Cây thường chỉ mọc ở các khe núi, dưới tán rừng rậm, dưới bóng cây to, nơi thấp và ẩm ướt.

- Tại nước ta, cây thường được tìm thấy ở các vùng núi đá vôi và nơi ẩm ướt ở các chân núi. Cây thường mọc ở các chân núi Cao Lộc, Hữu Lũng, Trùng Kháng, Văn Uyên, Quảng Uyên,…. và các tỉnh ở Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu,…


3. Mô tả cây

- Cây một lá loại cỏ sống lâu, cao từ 20-30cm.

- Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1.5-20g.

- Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn.

- Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10-25cm mép uốn lượn.

- Gân lá tỏa đều từ cuống lá, cuống lá dài 10-20cm, màu tím hồng.

- Cụm hoa có cán dài 20-30cm. Hoa thưa 15-20 cái, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục. Lá đài và cánh hoa giống nhau. Cánh môi 3 thùy, có rất thùy tận cùng hình ba cạnh, cột sài 6mm, phồng ở đỉnh. Ra hoa tháng 3-5, quả nang vào các tháng 4-6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa phía trên chụm lại làm toang hoa giống như chiếc đèn lồng. 

- Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá

- Quả hình thoi, trên có múi giống như chiếc đèn lồng. Quả hình thoi trên có múi trông giống như quả khế con, dài 2-3cm. Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá.


4. Cây một lá có tác dụng gì?

- Tính vị: Thanh thiên quỳ tính bình, không độc, vị ngọt nhạt, hơi đắng.

- Quy kinh: Thanh thiên quỳ vào kinh Can.

- Theo y học hiện đại:

+ Hoạt chất Nervilia Fordii có tác dụng chữa bệnh viêm phổi cấp, kháng virus, chống hình thành khối y, hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa.

+ Được ứng dụng lâm sàng để điều trị hen suyễn, viêm phổi bức xạ, viêm tụy cấp, viêm họng cấp và mãn tính, viêm phổi mãn tính kết hợp với hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Đang được nghiên cứu để điều trị các chứng ung thư phổi, ung thư vòm họng.

- Theo y học cổ truyền:

+ Nhuận phế

+ Thanh nhiệt

+ Giải độc

+ Giảm ho

+ Tán ứ

+ Làm dịu các cơn đau

- Chủ trị:

+ Bệnh ho lao

+ Viêm phế quản

+ Viêm khóe miệng

+ Viêm họng cấp tính


5. Cách dùng – Liều lượng

Thanh Thiên quỳ được sử dụng dưới dạng thuốc sắc và đắp ngoài. Liều dùng khuyến cáo mỗi ngày là 12 – 20 g đối với thuốc sắc, dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài thuốc sử dụng Cây một lá

Thanh thiên quỳ thường được sử dụng để giải độc và làm mát phổi

5.1. Giải độc, đặc biệt là ngộ độc nấm

Dùng 2 – 3 lá Thanh thiên quỳ phơi khô, thái nhỏ, hãm với nước sôi trong vài phút sau đó gạn lấy phần nước, dùng uống. Mỗi ngày uống 3 lần.

5.2. Bồi bổ cơ thể, dùng mát phổi, chữa lao phổi, ho lâu ngày

Có thể dùng 10 – 20 lá Cây một lá, thái nhỏ, sắc thành thuốc, hãm nước trà hoặc chế biến thành cao lỏng, dùng uống.

5.3. Chữa mụn nhọt lở ngứa, viêm da

Sử dụng một lượng lá Thanh thiên quỳ vừa đủ (lá tươi) rửa sạch, giã nát, dùng đắp lên các chỗ đau nhức, mụn nhọt, lở loét.

5.4. Chữa lao phổi, làm mát phổi

Sử dụng 10 – 20 g Thanh thiên quỳ sắc thành thuốc mỗi ngày.

5.5. Chữa viêm miệng, viêm họng cấp tính

Sử dụng một vài lá Cây một lá tươi, rửa sạch, dùng nhai kỹ.

5.6. Chữa tạng lao

Sử dụng Thanh thiên quỳ 15 g nấu với thịt lợn, dùng ăn như canh.

5.7. Chữa trẻ em kém hấp thụ, chậm phát triển

Sử dụng củ Cây một lá nấu với thịt lợn nạc hoặc trứng gia cầm. Dùng ăn như thức ăn kèm cơm.

5.8. Rượu ngâm bồi bổ cơ thể

+ Ngâm rượu Thanh thiên quỳ có tác dụng bồi bổ can phế. Cách ngâm như sau:

+ Sử dụng 1 kg lá và củ khô ngâm với 5 lít rượu. Ngâm liên tục trong 1 tháng là sử dụng được. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ, mỗi ngày một lần.

icon-date
Xuất bản : 19/07/2021 - Cập nhật : 20/07/2021