logo

Mở bài khổ 5 Việt Bắc

Tuyển chọn những bài văn hay Mở bài khổ 5 Việt Bắc. Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Mở bài khổ 5 Việt Bắc - Mẫu số 1

Mở bài khổ 5 Việt Bắc hay nhất

Tố Hữu, một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ . Quả thật là vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài Việt Bắc.Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ về xuôi với con người thiên nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.”

Việt Bắc là căn cứ cách Mạng, là đầu não của cuộc kháng chiến chống pháp. Thiên nhiên và đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng và Chính phủ suốt 15 năm trời. Bài thơ VIệT BắC được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 10/1954, là lúc các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời khỏi Tây Bắc để trở về Hà Nội. Đây là một bài thơ dài ghi lại tình cảm lưu luyến của cán bộ và nhân dân và cũng là lời khẳng định tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc, với cuộc kháng chiến, với cách mạng. Đoạn trích trên nằm ở khổ ba của phần I bài thơ nói về những kỷ niệm cùng nỗi nhớ với thiên nhiên con người Việt Bắc.


Mở bài khổ 5 Việt Bắc - Mẫu số 2

Tố Hữu không chỉ là nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà thơ cách mạng, ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Từ thời thanh niên, ông đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng của Đảng và luôn hoạt động hăng say, năng nổ và dù ở nhà tù thực dân cũng không ngừng tin tưởng vào Đảng, con đường mình đã chọn. Có thể nói, chặng đường thơ của ông là chặng đường gắn với cách mạng. Thơ ông gắn với lịch sử dân tộc, lý tưởng cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã đề ra qua từng thời kì kháng chiến. Ngoài ra, ở Tố Hữu, con người chính trị và con người thơ ca gắn bó chặt chẽ với nhau, hài hòa giữa chất chính trị và trữ tình, những điều này thể hiện rất rõ trong tác phẩm Việt Bắc. Đặc biệt trong đoạn thơ thứ 5 của tác phẩm thể hiện nỗi nhớ nhung của tác giả với con người, thiên nhiên cùng cuộc kháng chiến khi chia tay về xuôi:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.”

Việt Bắc là căn cứ cách mạng, đầu não cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Bài thơ được viết vào thời điểm cơ quan trung ương của Đảng rời khỏi Tây Bắc để về Hà Nội. Vì vậy ,những câu thơ trong bài thơ đều nói đến sự lưu luyến không nỡ rời đi đối với con người và thiên nhiên nơi đây.


Mở bài khổ 5 Việt Bắc - Mẫu số 3

Tố Hữu là một trong những nhà thơ của lí tưởng và cộng sản, ông xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam với phong cách nghệ thuật độc đáo. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình, lãng mạn, nhưng vẫn bao gồm đó là hơi thở của dân tộc, của cách mạng. Tiêu biểu cho giọng thơ rất riêng và độc đáo của Tố Hữu phải nhắc đến bài thơ Việt Bắc – bài thơ là tình cảm, là tinh thần yêu nước của con người Việt Nam. Bài thơ được triển khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ ở người đi. Trong những lời đối đáp của người đi, đã có biết bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, da diết; và một trong những nỗi nhớ ấy là:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…”

Việt Bắc là tác phẩm nằm trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Việt Bắc được triển khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ ở, người đi vô cùng tự nhiên, khéo léo. Những câu hỏi gợi nhắc của người ở lại đã khơi nguồn biết bao kỉ niệm ùa về. Dường như mọi thứ bỗng thức dậy và trôi trong mạch cảm xúc dào dạt tưởng chừng không bao giờ cạn. Chỉ riêng đoạn thơ 8 câu này, Tố Hữu đã sử dụng từ “nhớ” tới bốn lần trong lòng người đi, nỗi nhớ này chưa qua thì nỗi nhớ khác đã ùa về như lớp sóng miên man không dịu. Mỗi lần niềm nhớ rung lên là bao kỉ niệm ùa về, bao nghĩa tình được bồi đắp. Có thể nói nhớ thương đã trở thành điệp khúc, lực hấp dẫn để hút về tất cả kí ức hoài niệm dấu yêu.


Mở bài khổ 5 Việt Bắc - Mẫu số 4

Tố Hữu vừa là một nhà chính trị tài ba vừa là một nhà thơ tài hoa. Nói về cảm hứng nghệ thuật, Tố Hữu có lần chia sẻ: “Tôi đã viết về đất nước, về người dân mình như viết về người phụ nữ mà mình yêu”. Có lẽ bởi vậy, người ta biết đến nhà thơ nhiều với cái tên gọi “nhà thơ với những bài thơ trữ tình chính trị” sâu sắc. Ông viết về những vấn đề, những sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử của thời đại với những hình tượng mang đậm màu sắc sử thi. Đọc đoạn 5 của bài thơ ta hiểu được sâu sắc nỗi nhớ của người ra đi và thiên nhiên, con người Việt Bắc và cuộc sống sinh hoạt kháng chiến

---/---

Với các bài văn mẫu Mở bài khổ 5 Việt Bắc do Top lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về  tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/11/2021 - Cập nhật : 27/11/2021