logo

"Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa" nghĩa là gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa nghĩa là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về câu tục ngữ: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lời câu hỏi: “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” nghĩa là gì?

“Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” nghĩa là vào đêm hôm trước, khi quan sát trời nhiều (dày) sao thì ngày hôm sau sẽ nắng; trời ít (vắng) sao sẽ mưa. Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ có nắng. Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa. 

Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời.

“Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.

Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắc chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai.

Có thi sĩ đã viết: “Nắng mưa là bệnh của trời...”, thì tục ngữ cũng có câu nói về hiện tượng mưa nắng: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”. Câu tục ngữ có 2 vế, mỗi vế gồm 4 chữ đối nhau: chữ nắng vần với chữ vắng

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu tục ngữ: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” nhé!


Kiến thức tham khảo về câu tục ngữ: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”


1. Giải thích câu tục ngữ: "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

Nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Chính vì thế mà nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm quý báu về trồng trọt, chăn nuôi và nhất là những kinh nghiệm về việc xem thời tiết. Khi khoa học còn chưa phát triển thì ý nghĩa của những câu tục ngữ dưới đây quả là vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất của tất cả chúng ta:

“Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa”

Hay

"Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước"

Ngày xưa khi chưa hề có một phương tiện kỹ thuật nào tham gia vào quá trình dự báo về thời tiết thì nhân dân ta chỉ còn một cách ứng xử với những thay đổi của đất trời là dựa vào những kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm ấy phần nhiều được tổng kết thông qua việc quan sát nhiều lần các hiện tượng tự nhiên. Nó chưa đạt tới sự chuẩn xác về khoa học. Những câu tục ngữ mà chúng ta vừa mới nêu ra cũng dựa trên những kinh nghiệm dân gian như thế.

“Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa”

Chỉ việc xem trời mưa hay nắng. Mau sao nghĩa là nhiều sao dày sao và sao mọc sớm. Về mùa hè, khi trời vừa sẩm tối, chúng ta bắt đầu thấy sao xuất hiện. Sao cứ thế mọc dày dần rồi đến khi trời đã vào đêm sao có thể dày chi chít không thể nào đếm được. Những hôm trời nhiều sao như thế. Theo kinh nghiệm, ngày hôm sau trời sản xuất nắng đẹp, nắng to. Và như thế người làm có thể chủ động lên kế hoạch trước những công việc của mình.

Ngược với kinh nghiệm nêu trên, vào những hôm trời vắng sao, nghĩa là sao thưa, sao ít, lại thêm trời nhiều mây và u ám thì đó là hiện tượng cho biết trời sắp có mưa. Và như thế, người ta cũng có thể chủ động trong công việc hoặc chuyển sang làm việc khác nếu cần.

Có thể nói, đối với mọi người, nhất là người nông dân, thì việc biết trước trời mưa hay nắng khiến cho công việc làm ăn mới diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng. Cũng nhờ đó mà tránh được những thiệt hại, rủi ro không đáng có.

Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè. Cũng dựa trên câu tục ngữ vừa nêu thế nhưng đối với mùa đông thì kinh nghiệm trái lại:

"Mau sao cho nắng, vắng sao thì mưa"

Câu tục ngữ:

“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.

"Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa" nghĩa là gì?

2. Một số câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết

Câu 1: Phân tích nội dung và nghệ thuật trong câu tục ngữ sau:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Trả lời:

* Nội dung:

- Nghĩa của câu tục ngữ này là: tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài; tháng mười (âm lịch) ngày ngắn, đêm dài.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; tính toán, sắp xếp công việc, bố trí giấc ngủ hợp lí, hoặc chú ý giữ gìn sức khỏe cho mỗi con người trong mùa hè và mùa đông...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật phóng đại thậm xưng (vì thực tế ngày tháng mười - mùa đông - có ngắn nhưng không đến mức "chưa cười đã tối"; hay ngày tháng năm - mùa hè - đã "chưa nằm đã sáng") để phóng đại về việc ngày tháng mười và đêm tháng năm rất ngắn.

- Sử dụng phép đối nội dung và hình thức: đêm - ngày; tháng năm - tháng mười; chưa nằm - chưa cười; sáng - tối... để câu tục ngữ thêm cân đối nhịp điệu, cấu trúc.

Câu 2: Phân tích nội dung và nghệ thuật trong câu tục ngữ sau:

“Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”

Trả lời:

* Nội dung:

- Ở nước ta, mùa lũ xảy ra vào tháng bảy (âm lịch), nhưng có năm kéo dài sang cả tháng tám (âm lịch). Từ kinh nghiệm quan sát, nhân dân tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng bảy - thường là bò lên cao - là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra dài hàng đàn để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới.

-  Câu tục ngữ nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

* Nghệ thuật:

- Câu tục ngữ sử dụng vần lưng "bò - lo"  và nhịp điệu 4/4 để tạo nhịp, vần điệu.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022