logo

Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm?” cùng với những kiến thức tham khảo về từ đồng âm là tài liệu đắt giá môn Ngữ văn 7 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm?

A. Mai một, hoa mai, mai táng

B. Bình yên, bình an, bình tĩnh

C. Bàn bạc, luận bàn, bàn cãi

D. Tất cả đều đúng

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Mai một, hoa mai, mai táng

Mai một, hoa mai, mai táng đều là các từ đồng âm. 

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về từ đồng âm ở dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về từ đồng âm


1. Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa). Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Việt. Từ đồng âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau, nhưng nó mang tính chất gợi nghĩa (giống như ẩn dụ hoặc hoán dụ).

Các từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt khi ghi chép bằng chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) là giống nhau vì cùng âm đọc, nhưng ghi lại bằng chữ Hán và chữ Nôm thì sẽ khác nhau vì khác nghĩa.

Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm?

2. Các loại từ đồng âm 

a. Đồng âm từ vựng ghi tên

Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

Ví dụ:

+ Con đường này thật rộng!

+ Chúng ta nên pha thêm đường.

Từ đường ở đây thuộc cùng một từ loại.

b. Đồng âm từ vựng - ngữ pháp

Các loại từ này đồng âm với nhau và nó chỉ khác nhau về từ loại. Chẳng hạn như:

“Chắc người ấy sẽ về” và “ những câu nói ấy không có tác dụng gì với họ”.

c. Đồng âm từ với tiếng

Loại từ đồng âm tiếng Việt này thường có từ giống nhau, kích thước thường chỉ 1 loại là động từ và loại còn lại là danh từ.

Ví dụ: Ta có 2 câu dưới đây:

- Con chim sáo kia biết nói tiếng người.

- Thổi sáo trúc cũng là một môn nghệ thuật.

2 câu trên đều có chung một từ “sáo” nhưng về mặt ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Trong câu thứ nhất là nói một loài chim là danh từ. Câu sau thì nói về động từ chỉ việc tạo ra âm thanh của cây sáo trúc.


3. Cách sử dụng từ đồng âm

a. Dựa vào ngữ cảnh từ xuất hiện để xác định nghĩa của từ trong trường hợp xét nghĩa từ “lồng”

b. Câu “đem cá về kho” nếu tách rời khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo 2 cách:

+ Đem cá mang về nấu kĩ (kho: động từ)

+ Đem cá mang về cất trong nhà kho ( kho: danh từ)

Trong trường hợp này cần thêm các từ khác bổ sung làm rõ nghĩa:

+ Đem cá về kho tộ nhé.

+ Đem cá cất vào trong kho lạnh nhé.

c. Tránh hiểu lầm trong trường hợp các từ đồng âm gây ra, chúng ta cần chú ý tới ngữ cảnh, tránh dùng nghĩa nước đôi và tạo hiểu nhầm


4. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Trước tiên, ta cùng đến với khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).

“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

“Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì? Cô Hoa đã tổng hợp thành ba lưu ý chính như sau:

- Đối với từ đồng âm

+ Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

+ Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

- Đối với từ nhiều nghĩa

+ Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

+ Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022