Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Mạch chọn sóng của một máy thu sóng vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4/πH và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C = 10/9π pF thì mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng bằng” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Vật lý 12 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.
A. 100m
B. 400m
C. 300m
D. 200m
Trả lời:
Đáp án đúng: B. 400m
Mạch chọn sóng của một máy thu sóng vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4/πH và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C = 10/9π pF thì mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng bằng 400m.
Sóng điện từ hay còn gọi là bức xạ điện từ do sự kết hợp giữa dao động từ trường và điện trường vuông góc với nhau. Chúng lan truyền trong không gian như một loại sóng. Và vì chúng là sóng nên sẽ có tính chất hạt thường gọi là hạt “photon“.
Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, chúng sẽ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin. Bước sóng của sóng điện từ sẽ rơi vào khoảng từ 400nm - 700nm và có thể quan sát bằng mắt thường thông qua ánh sáng chúng phát ra.
Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm dao động cùng pha hoặc khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng. Bước sóng được viết tắt bằng chữ Hy Lạp là Lamda.
a. Tính chất của sóng điện từ
Sóng điện từ có các tính chất sau:
+ Trong quá trình lan truyền, nó mang theo năng lượng.
+ Tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, giao thoa và nhiễu xạ.
b. Đặc điểm của sóng điện từ
- Sóng điện từ là sóng ngang, lan truyền được trong chân không và trong các môi trường vật chất. Tốc độ sóng điện từ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng; trong chân không, không khí là c = 3.108m/s (tốc độ lớn nhất con người có thể đạt được), trong các môi trường khác, tốc độ nhỏ hơn c.
- Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
- Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng .
- Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.
Biến điệu âm thanh hay hình ảnh muốn truyền đi thành dao động điện (tín hiệu âm tần).
AM: Biến điệu biên độ
FM: Biến điệu tần số
Dùng sóng ngang (sóng cao tần)
Tách sóng: Tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần
Khuếch đại tín hiệu khi tín hiệu được thu có cường độ nhỏ
Mạch LC là mạch dao động kín: Điện từ trường hầu như không bức xạ ra bên ngoài vì thế không phát sóng điện từ
Mạch dao động hở: Khi bán cực của tụ bị lệch làm cho vùng không gian có điện từ trường biến thiên mở rộng khiến có sóng điện từ phát ra.
Năng lượng của sóng điện từ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống đó là:
- Sóng radio
Ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông, truyền tín hiệu, wifi.
Trong lĩnh vực sấy khô: Tiêu diệt sâu bọ có trong các hạt được sấy khô
Y học: Điều trị hen, amidan, phá ung thư gan, đau lưng, viễn thị, viêm gan,…
- Sóng viba
Được ứng dụng để sản xuất lò vi sóng.
- Tia T
Nghiên cứu thiên văn học: Quan sát thiên hà và các vì sao
Trong công nghệ: Nhìn xuyên các vật thể.
Sản xuất vũ khí hạng nặng
Trong y học: Dò tìm các tế bào ung thư.
- Tia hồng ngoại
Chẩn đoán bệnh và phá bỏ các mô, tế bào bị tổn thương
Chuông báo động, nhìn đêm của các máy ảnh kỹ thuật số
- Tia tử ngoại
Điều trị bệnh ung thư
Ứng dụng trong các ngành tiệt trùng và diệt khuẩn.
- Tia X
Chụp, chiếu chẩn đoán bệnh; tìm kiếm các đoạn xương bị tổn thương hoặc các dị vật có trong cơ thể.
Dò tìm điểm cụ bộ mềm trong các khối máy nhôm đúc.
- Tia Gamma
Ứng dụng để chế tạo ra gamma sử dụng trong phẫu thuật
Chế tạo kính viễn vọng tia gamma để theo dõi lỗi đen khổng lồ, những vụ nổ lớn của vũ trụ,…