logo

m trong hóa học là gì

Câu hỏi: m trong hoá học là gì?

Lời giải:

      m là ký hiệu khối lượng của một chất hóa học được tính bằng gam. m xuất hiện trong nhiều công thức hóa học.

[CHUẨN NHẤT] m trong hóa học là gì

Mời các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết “m trong hoá học là gì?” qua bài viết dưới đây.


1. Tìm hiểu m là gì trong hóa học

      Ký hiệu m trong hóa học được sử dụng vô cùng nhiều. Đây là ký hiệu của khối lượng mol trong một nguyên tố hoặc hợp chất hóa học. M được tính bằng đơn vị gam/mol. Đây là lý do m xuất hiện rất nhiều trong các công thức hóa học hiện nay. 

      Vậy m là gì trong hóa học? Những công thức hóa học nào có liên quan đến m? Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.


2. Tìm hiểu những công thức có liên quan đến mol

a. Công thức dùng để tính M (khối lượng Mol)

Theo đó, chúng ta có công thức tính M như sau: 

M = m/n

Trong đó: 

      – M: là khối lượng mol

      – m: là khối lượng của chất

      – n: là số mol.

b. Công thức tính m theo mol 

Để tính được m theo mol ta có công thức: 

m= M x n

Trong đó:

      – m: là khối lượng của chất

      – M: là khối lượng mol

      – n: là số lượng mol

Từ đây chúng ta có thể thực hiện tính được nồng độ phần trăm trong hóa học với việc ứng dụng các công thức sau đây:

Công thức 1: 

C% = mct  x 100% / mdd

Trong đó:

      – C%: là nồng độ phần trăm (%)

      – mct: là khối lượng của chất tan được (gam)

      – mdd: đây chính là khối lượng dung dịch (đơn vị gam)

Công thức 2: 

C% = CM x M / 10 x D

Trong đó: 

      – CM: là nồng độ mol, (Mol/lít)

      – M: là khối lượng mol

      – D: là khối lượng riêng (gam/ml).

c. Công thức tính nồng độ mol

Chúng ta có các công thức tính nồng độ mol như sau:

Công thức 1: 

CM = nct / Vdd

Trong đó:

      – CM: là ký hiệu của nồng độ mol

      – nct: là số mol chất tan

      – Vdd: là thể tích của dung dịch (mililít)

Công thức 2: 

CM = (10 x D x C%) / M

Trong đó:

      – M: là khối lượng mol

      – C%: là nồng độ phần trăm (%)

      – D: là khối lượng riêng (gam/ml)


3. Khối lượng chất tan được tính theo công thức nào?

Với khối lượng chất tan, ta tính theo công thức sau đây:

mct = (C% x Vdd) / 100%

Trong đó: 

      – C%: là nồng độ phần trăm (%)

      – Vdd: là ký hiệu của thể tích dung dịch (lít)

Công thức tính khối lượng riêng

D = mdd  / Vdd(ml)

Trong đó :

      – D: là ký hiệu của khối lượng riêng của chất, có đơn vị là gam/ml

      – mdd: để chỉ khối lượng dung dịch (gam)

      – Vdd(ml): là thể tích dung dịch (mililít)


4. Một số khái niệm cần nắm rõ trong hóa học

      Bên cạnh tìm hiểu m là gì trong hóa học? Trong hóa học có vô vàn các khái niệm khác nhau. Mỗi khái niệm, mỗi đặc điểm, tính chất sẽ được quy định với một công thức và một khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình học hóa học chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều các khái niệm cơ bản như sau:

      – Khái niệm về thể tích mol khí: thể tích mol khí là thể tích của chất khí bị chiếm bởi N phân tử.

      – Khái niệm nồng độ mol: Nồng độ mol (nồng độ mol dung dịch) nhằm cho chúng ta biết được số lượng mol chất tan tồn tại ở trong dung dịch, được ký hiệu là CM.

      – Khái niệm khối lượng riêng (mật độ khối lượng) đây là khái niệm dùng để chỉ các đặc tính mật độ khối lượng có trong đơn vị của một vật chất.  

      – Khái niệm nồng độ phần trăm: Đây là khái niệm được dùng để chỉ khối lượng của chất tan (tính bằng gam) tồn tại trong 100g dung dịch. Ký hiệu của chúng là C%.

Những khái niệm này thường được sử dụng nhiều trong môn hóa. Cho nên, để học tốt bộ môn này, bạn hãy chú ý tới những khái niệm và những công thức hữu ích này.

icon-date
Xuất bản : 22/07/2021 - Cập nhật : 23/07/2021