logo

Lý thuyết Vật lý 11 Kết nối tri thức Bài 13: Sóng dừng

Tóm tắt Lý thuyết Vật lý 11 Kết nối tri thức Bài 13: Sóng dừng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Vật lý 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Sóng dừng 


I. Thí nghiệm tạo sóng dừng

- Thí nghiệm tạo sóng dừng hình 13.1

+ Bước 1: Giữ dây căng, đầu P mắc vào ròng rọc, đầu rung mắc vào dây Hình 13.1.

+ Bước 2: Cho bộ rung hoạt động để rung đầu P. Điều chỉnh tần số của bộ rung cho đến khi trên dây xuất hiện những điểm dao động với biên độ cực đại và điểm đứng yên. Đó gọi là hiện tượng sóng dừng.

+ Bước 3: Thay đổi tần số của bộ rung cho đến khi quan sát được điểm dao động với biên độ cực đại và điểm đứng yên. Ghi lại tần số mới của bộ rung.

Lý thuyết Vật lý 11 Kết nối tri thức Bài 13: Sóng dừng

II. Giải thích sự tạo thành sóng dừng


1. Đặc điểm của sóng dừng

- Sóng dừng được tạo thành khi hai sóng cùng biên độ và bước sóng ngược nhau giao thoa, tạo nên sóng tổng hợp.

- Nút sóng là điểm mà hai sóng ngược pha nhau, không dao động; bụng sóng là điểm mà hai sóng đồng pha với nhau, dao động với biên độ cực đại (Hình 13.2).

- Sóng dừng thường là tổng hợp của nhiều sóng tới và sóng phản xạ.

Lý thuyết Vật lý 11 Kết nối tri thức Bài 13: Sóng dừng hình 2

2. Điều kiện để có sóng dừng

- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây 2 đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng

- L = nλ/2 với n=1,2,3,...


III. Sóng dừng trong các nhạc cụ

- Việc các nhạc cụ phát ra các nốt nhạc cao, thấp khác nhau thường phụ thuộc vào việc tạo ra các sóng dừng khác nhau.


1. Sóng dừng đối với nhạc cụ dây

- Đàn ghita, violon, đàn tính, đàn cò... là các loại nhạc cụ dây, hai đầu dây được giữ cố định.

- Khi gảy đàn, trên dây xuất hiện sóng dừng, phát ra âm có tần số f = v/2L, bước sóng λ = 2L

- Khi ấn ngón tay vào các phím khác nhau để thay đổi chiều dài dây, âm phát ra có độ cao khác nhau.

- Để khuếch đại âm, đàn ghita có một thùng đàn đóng vai trò hộp cộng hưởng.


2. Sóng dừng đối với nhạc cụ khí

- Các loại nhạc cụ khí như sáo, kèn, khi thổi thì cột không khí dao động tạo ra sóng dừng.

- Người ta thay đổi lỗ không bị bịt để thay đổi chiều dài cột không khí dao động, do đó các nốt nhạc phát ra bị thay đổi (Hình 13.5).

Lý thuyết Vật lý 11 Kết nối tri thức Bài 13: Sóng dừng hình 3

>>> Xem toàn bộ: 

- Lý thuyết Vật lý 11 Kết nối tri thức

- Sơ đồ tư duy Vật lý 11 Kết nối tri thức

- Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Vật lý 11 Kết nối tri thức Bài 13: Sóng dừng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 21/06/2023