logo

Lý thuyết Vật lý 10 Bài 2. Chuyển động thẳng đều


Lý thuyết Vật lý 10: Bài 2. Chuyển động thẳng đều


I. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

- Thời gian chuyển động của vật trên quãng đường M1M2 là:

 t = t− t1

- Quãng đường đi được của vật trong thời gian t là:

s = x− x1

Lý thuyết Vật lý 10: Bài 2. Chuyển động thẳng đều | Giải Vật lý 10

1. Tốc độ trung bình

Tốc độ trung bình = Quãng đường đi được/ Thời gian chuyển động

Lý thuyết Vật lý 10: Bài 2. Chuyển động thẳng đều | Giải Vật lý 10

2. Chuyển động thẳng đều

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

Trong chuyển động thẳng đều, khi nói tốc độ của xe trên một quãng đường hoặc trong một khoảng thời gian nào đó thì ta hiểu đó là tốc độ trung bình.

3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều

Công thức tính quãng đường đi được ss trong chuyển động thẳng đều:

s = vtbt = vt

Với v là tốc độ của vật.

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.


II. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỒ THỊ TỌA ĐỘ - THỜI GIAN CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Phương trình chuyển động thẳng đều

- Tọa độ của chất điểm sau thời gian chuyển động t sẽ là:

x = x+ s = x+ vt

Phương trình trên được gọi là phương trình chuyển động thẳng đều của chất điểm M.

Lý thuyết Vật lý 10: Bài 2. Chuyển động thẳng đều | Giải Vật lý 10

2. Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

Giả sử có một người đi xe đạp, xuất phát từ địa điểm A, cách gốc toạ độ O là 5 km, chuyển động thẳng đều theo hướng Ox với vận tốc 10 km/h.

Phương trình chuyển động của xe đạp là:

x = 5 + 10t

với x tính bằng kilômét và t tính bằng giờ. Ta hãy tìm cách biểu diễn sự phụ thuộc của x vào t bằng đồ thị.

a)Bảng (x, t)

Trước hết ta phải lập bảng các giá trị tương ứng giữa x và t, gọi tắt là bảng (x, t), dưới đây:

Lý thuyết Vật lý 10: Bài 2. Chuyển động thẳng đều | Giải Vật lý 10

b)Đồ thị toạ độ - thời gian

Vẽ hai trục vuông góc: trục hoành là trục thời gian (mỗi độ chia ứng với 1 giờ); trục tung là trục toạ độ (mỗi độ chia ứng với 10 km). Ta gọi hai trục này là hệ trục (x, t). Trên hệ trục (x, t), ta hãy chấm các điểm có x và t tương ứng trong bảng (x, t). Nối các điểm đó với nhau, ta được một đoạn thẳng; đoạn thẳng này có thể kéo dài thêm về bên phải. Hình dưới đây được gọi là đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều đã cho.

Lý thuyết Vật lý 10: Bài 2. Chuyển động thẳng đều | Giải Vật lý 10

       Đồ thị toạ độ - thời gian biểu diễn sự phụ thuộc của toạ độ của vật chuyển động vào thời gian.

Xem thêm Giải Vật lý 10: Bài 2. Chuyển động thẳng đều

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021