logo

Lý thuyết Tin học 6: Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản

icon_facebook

Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản


1. Các thành phần của văn bản

- Ký tự:

+ Bao gồm các con chữ, con số, ký hiệu...

+ Là thành phần cơ bản nhất của văn bản.

+ Phần lớn các ký tự đều được nhập từ bàn phím.

+ Ví dụ 1: a, b, c, #, &, 4, 6 ...

- Dòng: Là tập hợp các ký tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải.

- Đoạn:

+ Bao gồm nhiều câu liên tiếp, có liên quan tới nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.

+ Khi soạn thảo văn bản Word, ta nhấn phím Enter để kết thúc 1 đoạn văn bản.

- Trang: Là phần văn bản cùng nằm trên một trang in.

Ví dụ các thành phần cơ bản của văn bản:

 

Lý thuyết Tin học 6: Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản - Chi tiết, hay nhất (ảnh 1)

Hình 1. Minh họa các thành phần cơ bản của văn bản​


2. Con trỏ soạn thảo

Lý thuyết Tin học 6: Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)

Hình 2. Con trỏ soạn thảo và vùng soạn thảo​

- Dùng bàn phím để nhập (gõ) nội dung cho văn bản vào máy tính.

- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, cho biết vị trí xuất hiện của ký tự được gõ vào.

- Để chèn ký tự hay 1 đối tượng nào đó vào văn bản, ta phải di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn.

- Di chuyển con trỏ tới vị trí cần thiết bằng cách nháy chuột vào vị trí đó.

- Có thể sử dụng các phím để di chuyển con trỏ:

+ Lên trên

+ Xuống dưới

+ Sang trái

+ Sang phải

- Home: di chuyển con trỏ ra đầu dòng.

- End: di chuyển con trỏ về cuối dòng.

- Page Up: di chuyển con trỏ lên đầu trang văn bản.

- Page Down: di chuyển con trỏ về cuối trang văn bản.


3. Quy tắc gõ văn bản trong Word

- Khi soạn thảo, các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, sau đó là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.

- Các dấu mở ngoặc (, [, {, <, ', " phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo.

- Các dấu đóng ngoặc ), ], }, >, ', " phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó.

- Giữa các từ chỉ dùng 1 phím cách để phân cách.

- Nhấn phím Enter một lần để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới.


4. Gõ văn bản chữ Việt

- Chương trình hỗ trợ gõ

Lý thuyết Tin học 6: Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản - Chi tiết, hay nhất (ảnh 3)

Hình 3. Một số chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt​

- Quy tắc gõ văn bản chữ Việt theo kiểu VNI và TELEX

Lý thuyết Tin học 6: Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản - Chi tiết, hay nhất (ảnh 4)

Bảng 1. Quy tắc gõ chữ Việt theo kiểu VNI và TELEX​

 

Lý thuyết Tin học 6: Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản - Chi tiết, hay nhất (ảnh 5)

Bảng 2. Quy tắc gõ dấu Việt theo kiểu VNI và TELEX​

- Để có thể soạn thảo chữ tiếng Việt, xem trên màn hình, in ra giấy thì cần phải có các tệp tin đặc biệt được cài trên máy tính.

- Các tệp tin này được gọi là phông chữ Việt.

- Có nhiều phông chữ khác nhau dùng để hiển thị và in chữ Tiếng Việt: .VnTime, .VnArial, VNI-Times, VNI-Helve …

Chú ý:

- Để gõ chữ Việt cần phải chọn tính năng chữ Việt của chương trình gõ.

- Ngoài ra, để hiển thị và in chữ Việt còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ.

- Cần các phông chữ Việt cài sẵn trên máy tính.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 27/03/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads