logo

(Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 2


1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ diễn ra trong những năm 50-70 của thế kỉ XIX, giúp cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản chiếm quyền lực ở nhiều nước và chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào cuối thế kỉ XIX.


2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản


a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

- Nước tư bản Âu-Mỹ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, liên quan đến việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng qua hoạt động xâm lược thuộc địa.

- Thuộc địa cung cấp nguyên liệu, nhân công, là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, cơ sở vững chắc cho cuộc tranh chấp và chiến tranh.

- Các cường quốc phương Tây tìm cách đánh chiếm và biến thành thuộc địa của mình trong gần 4 thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, tại châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.


b.Sự phát triển chủ nghĩa tư bản

- Các nước Mỹ La-tinh, Nhật Bản và Xiêm đi theo con đường tư bản chủ nghĩa sau khi giành lại độc lập. Chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn cầu nhờ ứng dụng khoa học-kĩ thuật, tiến hành xuất khẩu và nâng cao hiệu quả khám phá thiên nhiên.


c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền 

- Tư bản độc quyền xuất hiện khi sức mạnh kinh tế tăng lên và từng bước phối toàn bộ nền kinh tế. Tổ chức độc quyền là liên minh các nhà tư bản lớn tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá, có năm đặc điểm được Lê-nin nêu lên.


3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại


a. Khái niệm

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ chỉ giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới II.


b.Tiềm năng và thách thức

- Tiềm năng: Phát triển vượt bậc trong kinh tế, khoa học-công nghệ, tự điều chỉnh và thích ứng.

- Thách thức: Khó khăn trong kinh doanh, sự phát triển không bền vững, tăng chất lượng cuộc sống.

+ Bất bình đồng xã hội tăng cao

+ Dân chủ tư sản bị xói mòn

+ Nguy cơ khủng hoảng toàn cầu về tài chính, môi trường.


4. Trắc nghiệm Sử 11 Cánh Diều Bài 2 (có đáp án)

Câu 1. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, do có hệ thống thuộc địa trải rộng ở khắp các châu lục, nên đế quốc Anh được mệnh danh là

A. “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

B. “đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

C. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

D. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

Giải thích

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, với hệ thống thuộc địa trải rộng ở khắp các châu lục nên đế quốc Anh được mệnh danh là "đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn".

Câu 2. Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).

B. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).

C. Khủng hoảng thừa (1929 - 1933).

D. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).

Giải thích

Tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng ngày càng gia tăng ở các nước tư bản được thể hiện qua phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 khi một bộ phận nhỏ nhưng chiếm giữ phần lớn của cải, tài chính, tri thức và phương tiện thông tin đại chúng, chi phối toàn xã hội.

Câu 3. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

A. Nhật Bản tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.

C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.

D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.

Giải thích

Chủ nghĩa tư bản mở rộng sang châu Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thông qua các sự kiện như Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, cải cách đất nước ở Xiêm và Cách mạng Tân hợi ở Trung Quốc.

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.

B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.

C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.

D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng để tồn tại và phát triển.

B. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

D. Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 02/08/2023