logo

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản trang 13, 19 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Trả lời:

- Từ năm 50 - 70 của thế kỉ XIX, ở Châu Âu và Bắc Mỹ diễn ra các cuộc cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau: 

+ Đấu tranh thống nhất đất nước ở I-ta-li-a (1859 - 1870),

+ Cải cách nông nô ở Nga (1861)

+ Nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865)

+ Đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức (1864 - 1871). 

=> Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia này.

- Đến cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước => Tại châu Âu và Bắc Mỹ chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập.

Câu hỏi trang 15 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây

Trả lời:

* Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây:

- Ở châu Á: 

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị tại Châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm)

+ Thực dân Anh xâm chiếm Ấn Độ, biến Ấn Độ trở thành nước thuộc địa.

+ Các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc, biến nước này trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

+ Phần lớn các nước ở khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Ở châu Phi:

+ Nửa đầu thế kỉ XIX, tại châu Phi các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điểm ở ven biển.

+ Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.

+ Đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi cơ bản đã hoàn thành.

- Ở khu vực Mỹ La-tinh:

+ Thế kỉ XVI, XVII, các nước ở khu vực Mỹ La-tinh và lần lượt biến thành thuộc địa do bị thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm chiếm.

+ Đầu thế kỉ XIX, sau khi các nước Mỹ La-tinh giành được độc lập thì Mỹ lại bành trướng và tiến hành can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.

* Vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc: Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công dồi dào; Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá và đem lại nhiều nguồn lợi nhuận khổng lồ; Các nước thuộc địa là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:

- Các nước Mỹ La-tinh sau khi giành lại độc lập dân tộc đã tiến hành đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Tại châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

=> Chủ nghĩa tư bản mở rộng,  trở thành hệ thống thế giới, phát triển trên toàn cầu.

- Hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản do ứng dụng thành công thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản.

- Nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (trang 13, 19)

Câu hỏi trang 17 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 4, trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Trả lời:

* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

+ Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển đến giai đoạn nhất định, các tổ chức độc quyền sẽ xuất hiện. Giai đoạn đầu, chỉ xuất hiện trong một số lĩnh vực kinh tế, về sau, sức mạnh độc quyền tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

* Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lê-nin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX, đó là:

+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao, tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

+ Việc xuất khẩu tư bản có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của tư bản để chia nhau thế giới.

+ Các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trả lời:

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay. Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi trang 19 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trả lời:

* Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

- Trình độ sản xuất phát triển cao, các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.

- Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

- Có cơ sở pháp chế kiện toàn, cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

-  Có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có nguồn lực bên ngoài quan trọng khi toàn cầu hoá kinh tế trở thành xu hướng.

* Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

- Xã hội ngày càng gia tăng bất bình đẳng dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng.

- Phải đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.

- Dân chủ tư sản đang bị xói mòn và chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.

- Tiềm ẩn cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu.

Câu hỏi 2: Trình bày suy nghĩ của em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trả lời:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa tư bản hiện đại có nhiều tiềm năng phát triển. Những tiềm năng đó thể hiện ở: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, cơ sở pháp chế, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... 

- Nhờ có sự thay  đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có những bước phát triển vượt bậc.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt với nhiều thách thức, chưa giải quyết được một số vấn đề của bản chất của chế độ. 

Luyện tập - Vận dụng

Câu hỏi 1. Hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

Thế kỉ XVII-cuối thế kỉ XIX

Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX

Giữa thế kỉ XX-nay

     

Trả lời: 

Thế kỉ XVII-cuối thế kỉ XIX

Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX

Giữa thế kỉ XX-nay

Thời kỳ thực dân phương Tây cường quốc không ngừng thực hiện các hoạt động xâm lược và chiếm đóng các quốc gia châu Á. Sau giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản bước vào một giai đoạn mới. Hiện nay, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa tư bản hiện đại, với sự phát triển của các công nghệ, khoa học và các mối quan hệ kinh tế toàn cầu.

Câu hỏi 2. Nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại 

Trả lời:

Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Với sự tập trung sản xuất và tư bản đạt đến mức độ phát triển cao, các tổ chức độc quyền đã nắm giữ vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế.

- Sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng và công nghiệp, cùng với sự xuất hiện của tư bản tài chính, đã tạo ra một số lượng lớn các nhân vật đầu sỏ tài chính.

- Trái ngược với việc xuất khẩu hàng hoá, việc xuất khẩu tư bản đã mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Sự hình thành của các liên minh độc quyền quốc tế của các bọn tư bản đã phân chia thế giới.

- Các cường quốc tư bản lớn nhất đã hoàn tất việc chia nhau đất đai trên toàn cầu.

- Công nghiệp hiện đại đang có sức sản xuất phát triển cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế toàn cầu.

- Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp đang trải qua những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

- Không ngừng tự điều chỉnh, áp dụng các công nghệ mới, thích ứng với nhu cầu của thị trường và xã hội để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

- Công nghiệp hiện đại không chỉ là một hệ thống sản xuất tại địa phương, mà còn là một hệ thống thế giới, mang tính toàn cầu ngày càng gia tăng.

Câu hỏi 3. Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.

Trả lời: 

Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã không chỉ phát triển lực lượng sản xuất mà còn mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. Nhờ vào việc đẩy mạnh sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ, con người đã vượt qua rất nhiều giới hạn và trở thành một trong những loài động vật thông minh và tinh vi nhất trên hành tinh này. Từ kỹ thuật thủ công, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã phát triển lên kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, tin học hóa và các công nghệ hiện đại khác. Sự tiến bộ này đã giải phóng sức lao động, tăng cường hiệu quả khai thác tài nguyên và chinh phục thiên nhiên. Nó cũng đã mở ra một tương lai tươi sáng cho con người, cho phát triển của nền kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức và vấn đề mới cho nhân loại, trong đó phải kể đến vấn đề môi trường và phân bố tài nguyên không đồng đều.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 11 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 24/02/2024