Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí
- Khái niệm: Trong khoa học, khối lượng nguyên tử carbon được quy ước là đơn vị khối lượng 1/12 nguyên tử (amu).
- Khối lượng 1 nguyên tử carbon là 12 amu và khối lượng này rất nhỏ.
- Số Avogadro (Ng) là số nguyên tử trong 12 gam carbon và có giá trị là 6,022x10²³.
- (M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam.
- Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo.
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khi đó và ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, hai bình khí có thể tích bằng nhau có cùng số mol khí.
- Ở điều kiện chuẩn (25 °C và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lit.
- Thể tích mol của a mol khi ở điều kiện chuẩn là V = 24,79 (L).
- Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB). Tỉ số này được gọi là tỉ khối của khÍ A đối với khÍ B, được biểu diễn bằng công thức: dA/B = MA/MB.
- Để xác định một khi A nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và "khối lượng mol" của không khí:
- Coi không khí gồm 20% oxygen và 80% nitrogen về thể tích. Vậy trong 1 mol không khí có 0,2 mol oxygen và 0,8 mol nitrogen. Khối lượng mol của không khí là: Mkk= 0,2×32 + 0,8×28 = 28.8 (g/mol).
Tỉ khối của khí A so với không khí là: d = m/Mkk.
Câu 1: Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có khối lượng bằng nhau.
B. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có số mol bằng nhau.
C. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có khối lượng mol bằng nhau.
D. Hai chất khí có cùng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn thì có cùng số nguyên tử.
Câu 2: Cho số mol của các chất như sau: 0,4 mol N2; 0,75 mol Cu; 2,25 mol CH4 và 3,5 mol H2SO4. Khối lượng của các chất trên lần lượt là dãy nào sau đây?
A. 0,4 gam; 0,75 gam; 2,25 gam và 3,5 gam
B. 11,2 gam; 48 gam; 36 gam và 343 gam
C. 5,6 gam; 24 gam; 18 gam và 171,5 gam
D. 11,2 gam; 48 gam; 36 gam và 336 gam
Giải thích:
mN2 = 0,4 × (14 × 2) = 11,2g
mCu = 0,75 × 64 = 48g
mCH4 = 2,25 × (12+4) =3 6g
mH2SO4 = 3,5 × (2 + 32 + 16 × 4) = 343g
Câu 3: Đơn vị của khối lượng mol chất là:
A. gam
B. gam/mol
C. mol/gam
D. kilogam
Câu 4: Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu, khối lượng mol nguyên tử của oxygen là:
A. 32 kg/mol
B. 16 kg/mol
C. 16 g/mol
D. 32 g/mol
Giải thích:
Khối lượng phân tử oxygen (O2) bằng: 16 × 2 = 32 amu.
Câu 5: Số nguyên tử có trong 1,5 mol nguyên tử carbon:
A. 9,033 × 1022 (nguyên tử).
B. 1,806 × 1024 (nguyên tử).
C. 9,033 × 1023 (nguyên tử).
D. 1,807 × 1024 (nguyên tử).
Giải thích:
Số nguyên tử có trong 1,5 mol nguyên tử carbon: 1,5 × 6,022 × 1023 = 9,033 × 1023 (nguyên tử).
>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.