logo

Lý thuyết GDCD 6: Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở


Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong HP của nhà nước(Đ73)

2. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác, nếu không được người ấy đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

Lý thuyết GDCD 6: Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Chi tiết, hay nhất

3. Trách nhiệm của công dân

a. Tôn trọng chỗ ở cuả người khác, tự bảo vệ chỗ ở của mình.

b. Phê phán tố cáo người làm trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở của người khác.


BÀI TẬP

1. Trong đợt truy quét tội phạm ma tuý, hai chú công an rượt đuổi nhóm con nghiện đang tụ tập chích cho nhau. Các con nghiện chạy tứ tán. Khi đuổi theo hai chú nghi ngờ một đối tượng chạy thẳng vào nhà bà Tám rồi mất hút. Hai chú yêu cầu bà Tám cho vào nhà bắt người nhưng bà Tám kiên quyết không đồng ý.

Theo em, các chú công an sẽ phải giải quyết như thế nào để bắt con nghiện mà không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Trả lời:

Các chú công an sẽ có thể giải quyết tình huống bằng cách là phân công một người ở lại canh chừng, người còn lại sẽ nhanh chóng liên hệ với cơ quan thẩm quyền để xin lệnh khám nhà và có sự hộ tống của lực lượng công an để đề phòng việc không chấp nhận lệnh của chủ nhà

2. Một buổi chiều, Hoa đang học bài ở nhà thì có tiếng chuông reo ngoài cổng. Nhìn qua khe cửa, Hoa thấy đó là hai thanh niên tự xưng là người của công ty kiểm tra và bảo dưỡng máy điều hoà nhiệt độ. Hai thanh niên này nhờ Hoa mở cửa để vào nhà. Theo em, trong trường hợp này, Hoa nên chọn ứng xử nào trong các ứng xử sau?

- Mở cửa để hai thanh niên vào 

- Không mở cửa và đuổi hai thanh niên kia đi

- Kiên quyết không mở cửa và yêu cầu hai thanh niên kia đến vào dịp có bố mẹ ở nhà.

Trả lời:

Hoa nên chọn cách xử sự thứ ba vì đó là cách an toàn để bảo vệ mình và bảo vệ tài sản. Cách ứng xử thứ nhất rất nguy hiểm vì chúng ta không biết hai thanh niên lạ mặt là ai. Cách thứ hai thể hiện sự thiếu lễ độ và thiếu lịch sự, tế nhị với người lớn.

3. Ông A là chủ nhà trọ kí hợp đồng cho cô B thuê một phòng trọ trong thời hạn hai năm. Sau ba tháng kẻ từ khi kí hợp đồng, cô B đã thực hiện đúng các thoả thuận đã kí trong hợp đồng với ông A. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông A lại tự ý mở cửa để vào phòng trọ của cô B. Cô B phản đối vì cho rằng hành vi của ông A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cô. Ông A thì cho rằng, ông là chủ nhà nên ông có quyền vào bất kì phòng trò nào mà ông muốn.

Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của ông A hay không? Tại sao?

Trả lời:

Suy nghĩ và hành vi của ông A là sai. Mặc dù là chủ nhà nhưng ông đã kí hợp đồng cho thuê với ông B, trong thời gian hợp đồng vẫn còn hiệu lục ông phải tôn trọng và không được tự ý ra vào phòng trọ của cô B khi chưa được sự đồng ý của cô.

Tham khảo thêm Lý thuyết GDCD 6: Bài 18. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021