logo

(Cánh Diều) Lý thuyết Địa lí 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam


I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa


1. Tính chất nhiệt đới

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện qua các yếu tố chính là: bức xạ mặt trời, nhiệt độ và số giờ nắng.

- Nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn quanh năm, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước.

- Số giờ nắng dao động từ 1 400 giờ năm đến 3 000 giờ năm.

- Nhiệt độ trung bình năm của cả nước đều trên 20°C và tăng dần từ bắc vào nam, trừ các vùng núi cao.


2. Tính chất ẩm

- Tính chất ẩm của khí hậu được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.

- Tổng lượng mưa năm tại Việt Nam phổ biến từ 1 500 mm đến 2 000 mm, với nhiều nơi có lượng mưa lên tới trên 3000 mm như Bắc Quang (Hà Giang), Nam Đông (Thừa Thiên Huế), Trà My (Quảng Nam)...

- Cân bằng ẩm luôn dương.

- Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.


3. Tính chất gió mùa

- Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa.

- Nước ta có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa đông hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thổi theo hướng đông bắc, tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc, và khi di chuyển xuống phía nam, bị suy yếu và thay thế bởi Tín phong bán cầu Bắc.

- Gió mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, thổi theo hướng tây nam, gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, và khi kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam. Ở Bắc Bộ, gió mùa Đông Nam thổi mạnh vào mùa hạ.

Thời kì mùa hạ là thời điểm có nhiều bão và các thời tiết cực đoan khác như: tố, lốc,...


II. Sự phân hoá đa dạng của khí hậu

Khí hậu nước ta có sự phân hoá da dạng từ bắc vào nam, từ tây sang dông và phân hoá theo độ cao.


1. Sự phân hoá khí hậu từ bắc vào nam và từ tây sang đông

- Từ bắc vào nam, khí hậu nước ta được phân ra làm hai miền:

- Miền phía bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.

- Miền phía nam có khí hậu cận xích đạo gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. Mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

- Khu vực ven biển miền Trung từ 11°B đến 18°B có mùa mưa lệch vào thu đông.

- Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng từ tây sang đông được tạo ra bởi địa hình và hoạt động của các khối khí thịnh hành, với vùng biển, thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.


2. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao

- Các khu vực địa hình núi có khí hậu thay đổi theo độ cao tạo ra các đai khí hậu.

+ Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao từ 0m đến 600-700m ở miền Bắc và 0m đến 900-1000m ở miền Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ ranh giới trên của đai nhiệt đới gió mùa đến khoảng 2,600m, với khí hậu mát mẻ và mưa nhiều.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2,600m trở lên, với khí hậu ôn đới, nhiệt độ không vượt quá 15°C quanh năm, mùa đông lạnh và có thể có tuyết rơi.


III. Ảnh hưởng của khí hậu đến các hoạt động kinh tế


1. Đối với sản xuất nông nghiệp

- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm và trồng nhiều vụ một năm, tạo năng suất cao và sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

- Tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh: Cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp khác nhau giữa các vùng, tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh với nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau.

- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng do sự phân hoá khí hậu từ bắc vào nam, từ tây sang đông và theo độ cao địa hình.

Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam

- Sản xuất nông nghiệp bấp bênh, nhiều rủi ro: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây thiên tại, dịch bệnh,... gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp.


2. Đối với sự phát triển du lịch

- Hoạt động du lịch ở nước ta có thể diễn ra quanh năm, tùy theo khí hậu của từng địa phương trong từng mùa.

- Ở miền Bắc, hoạt động du lịch biển thường diễn ra vào mùa hạ, nhưng các vùng núi cao như Sa Pa và Mẫu Sơn trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn vào mùa đông.

- Ở miền Nam, nhiệt độ cao quanh năm cho phép tổ chức hoạt động du lịch biển trong tất cả các mùa, và các cao nguyên có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt và Măng Đen cũng phát triển hoạt động du lịch.

Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam

- Sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết bất thường của khí hậu nước ta có thể làm gián đoạn hoạt động du lịch ở nhiều địa phương trên cả nước.


IV. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Câu 1: Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là:

A. 1400 – 3000 giờ trong năm.

B. 1300 – 4000 giờ trong năm.

C. 1400 – 3500 giờ trong năm.

D. 1300 – 3500 giờ trong năm.

Giải thích: Nước ta nhận được ượng nhiệt và bức xạ từ Mặt Trời là rất lớn do nằm trong vùng nội chí tuyến. Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là dao động từ 1400 – 3000 giờ.

Câu 2: Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn là do:

A. Độ ẩm không khí cao.

B. Nằm nơi địa hình chắn gió.

C. Ảnh hưởng của biển.

D. Các chồi nước lạnh ven bờ.

Câu 3: Hằng năm, nước ta có lượng mưa trung bình

A. 1200 – 1800mm/năm.

B. 1300 – 2000mm/năm.

C. 1400 – 2200mm/năm.

D. 1500 – 2000mm/năm.

Giải thích: Tổng lượng mưa trung bình mỗi năm ở nước ta khá lớn, dao động từ 1500 - 2000 mm. Nguyên nhân nước ta có lượng mưa lớn do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều giữa các khu vực.

Câu 4: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

A. Hoàng Liên Sơn

B. Trường Sơn Bắc

C. Bạch Mã

D. Trường Sơn Nam.

Câu 5: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc

A. Nóng ẩm, mưa nhiều

B. Nóng, khô, ít mưa

C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

D. Lạnh và khô

Câu 6: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta:

A. Vĩ độ

B. Kinh độ

C. Gió mùa

D. Địa hình và khối khí

Câu 7: Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây có đặc điểm?

A. Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

B. Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Giải thích: Đặc điểm của khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây:

+ Vùng biển và vùng thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

+ Vùng đồng bằng ven biển mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Do tác động của gió mùa và các dãy núi chạy theo các hướng khác nhau nên vùng đồi núi phía Tây khí hậu phân hóa phức tạp.

+ Sự phân hóa được thể hiện rõ rệt trong nhiệt độ mùa đông giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh, kéo dài 3 tháng, thường đến sớm và kết thúc muộn. Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh và ngắn hơn, đến muộn, kết thúc sớm.

Câu 8: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Đông Bắc

B. Tây Nguyên

C. Duyên hải miền Trung

D. Nam Bộ

Câu 9: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

D. Nam Bộ

Giải thích: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Gió mùa Đông Bắc là loại gió mang không khí lạnh thổi theo hướng Đông Bắc xuống vùng có không khí ấm tại Việt Nam. Hằng năm gió mùa Đông Bắc tràn vào Việt Nam từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. 

Câu 10: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện:

A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn

B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.

D. Có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra.

Giải thích: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện ở việc: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian, bởi vậy hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt:

+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

+ Khu vực Đông Trường Sơn: có mùa mưa lệch hẳn về mùa thu đông.

+ Khí hậu Biển Đông nước ta mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: ôn đới núi cao, nhiệt đới, cận nhiệt.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023