logo

Lý thuyết Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế


1. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên


a) Đối với khí hậu và sinh vật

- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp. 

- Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá rõ nét. 

- Có thể phân chia thành 3 vòng đai tự nhiên theo độ cao như sau:

+ Đại nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1000 m (miền Nam).

+ Đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2.600 m.

+ Đại ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2 600 m (chỉ có ở miền Bắc).

- Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.


b) Đối với sông ngòi và đất

- Đối với sông ngòi:

+ Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.

+ Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy.

- Đối với đất:

+ Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. 

+ Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. 

+ Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.


2. Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế

Lý thuyết Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 3

a) Đối với địa hình đồi núi

- Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Một số vùng núi có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,..

- Tuy nhiên, địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,..). Vì vậy, trong quá trình khai thác cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường.


b) Đối với địa hình đồng bằng

- Thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế. 

- Tuy nhiên, ở đồng bằng thường xảy ra bão, lụt, hạn hán,.. ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống.


c) Đối với địa hình bờ biển

- Nước ta đa dạng với nhiều bãi cát dài thuận lợi cho phát triển du lịch biển (bãi biển Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang,..)

- Các vũng, vịnh ở khu vực Nam Trung Bộ thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản. 

- Tuy nhiên, một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế.


3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Câu 1: Sinh vật tiêu biểu của đai nhiệt đới gió mùa là gì?

A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa

C. Hệ sinh thái rừng xích đạo

D. Cả A và B.

Giải thích: Đai nhiệt đới gió mùa: Đối với miền Bắc độ cao dưới 600 - 700 m và miền Nam dưới 900 - 1000 m; khí hậu mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.

Câu 2: Khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...) là những đặc điểm của đai nào?

A. Đai nhiệt đới gió mùa

B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

C. Đai ôn đới gió mùa trên núi

D. Đai Trường Sơn Nam

Giải thích: Với độ cao trên 2 600 m nên đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc, cùng với khí hậu manh tính chất ôn đới. Sinh vật tiêu biểu là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,..).

Câu 3: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

A. Khai thác nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển đảo.

B. Xây dựng cảng và khai thác dầu khí.

C. Chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.

Câu 4: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:

A. Phát triển ngành chăn nuôi thuỷ hải sản

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải

C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Điều này được thể hiện như thế nào?

A. Khi có mưa bão thì ở vùng núi chảy chậm hơn nhưng khi trời nắng thì ở đồng bằng lại chảy chậm hơn.

B. Ở vùng đồng bằng, sông thường chảy nhanh; ở vùng núi, sông chảy chậm và điều hoà hơn.

C. Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.

D. Điều này không đúng. Độ dốc không ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi.

Giải thích: Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến hướng chảy của sông ngòi. Ở khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam; Trong khi ở khu vực Đông Bắc, nước sông chảy theo hướng vòng cung. Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông: ở vùng núi, sông thường chảy nhanh còn ở vùng đồng bằng với địa hình bằng phẳng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.

Câu 6: Trong quá trình khai thác kinh tế ở địa hình đồi núi, cần chú ý vấn đề gì?

A. Giải quyết bài toán thiếu trường lớp cho học sinh dân tộc thiểu số

B. Phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng

C. Bảo vệ môi trường

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc:

A. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.

B. Hình thành các khu công nghiệp, khu nghiên cứu khoa học.

C. Hình thành các khu du lịch, khu giải trí.

D. Tất cả các đáp án trên.

Giải thích: Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn; hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp. Tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ở một số vùng núi. Ngoài ra vùng núi còn có lợi thế phát triển du lịch phong cảnh đẹp với khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,...

Câu 8: Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam; trong khi ở khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung. Qua đó, ta có thể thấy:

A. Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi

B. Địa hình đồng bằng quyết định hướng chảy của sông ngòi

C. Hệ thống sông ngòi ở nước ta rất đặc biệt vì bị khí hậu bị chi phối

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Vì sao tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ nước ta?

A. Vì tính trên phạm vi cả nước, địa hình dưới 1000 m chiếm 85% diện tích

B. Vì tính chất này chỉ có thể tồn tại được ở các nước Đông Nam Á.

C. Vì người Việt Nam phần lớn có nhu cầu thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió mùa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Giải thích: Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, trên phạm vi cả nước, địa hình dưới 1000 m chiếm đến 85% diện tích, làm cho tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ đất nước Việt Nam ta. Đối với những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật sẽ có sự phân hoá rõ rệt.

Câu 10: Câu nào sau đây đúng về vịnh Vân Phong?

A. Vịnh Vân Phong là một trong những vịnh kín gió khi được bán đảo Hòn Gốm che chắn.

B. Xét về địa hình, Vân Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu khi có độ sâu tự nhiên lớn (khoảng 60 km bờ biển có độ sâu từ 15 – 22 m), không bị bồi lắng và luồng vào cảng ngắn với độ sâu trên 22 m.

C. Với vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế, vịnh Vân Phong có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển.

D. Tất cả các đáp án trên.

>>> Xem toàn bộ: 

- Lý thuyết Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 07/08/2023