Tổng hợp các bài Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 11 ngắn nhất. Seri các bài lý thuyết được các thầy cô Top lời giải biên soạn lại tóm lược theo nội dung sách giáo khoa giúp các bạn nắm vững nội dung kiến thức, qua đó học tốt hơn.
Chúc các bạn học tốt!
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 2. Hình chiếu vuông góc
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 3. Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 4. Mặt cắt và hình cắt
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 5. Hình chiếu trục đo
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 6. Thực hành biểu diễn vật thể
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 7. Hình chiếu phối cảnh
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 8. Thiết kế bản vẽ kĩ thuật
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 9. Bản vẽ cơ khí
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 10. Thực hành: Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 11. Bản vẽ xây dựng
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 12. Thực hành: Bản vẽ xây dựng
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 13. Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 14. Ôn tập phần vẽ kĩ thuật
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 15. Vật liệu cơ khí
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 16. Công nghệ chế tạo phôi
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 17. Công nghệ cắt gọt kim loại
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 19. Tự động hóa trong chế tạo cơ khí
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 20. Khái quát về động cơ đốt trong
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 21. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 22. Thân máy và nắp máy
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 23. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 24. Cơ cấu phân phối khí
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 25. Hệ thống bôi trơn
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 26. Hệ thống làm mát
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 27. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 28. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 29. Hệ thống đánh lửa
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 30. Hệ thống khởi động
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 32. Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 33. Động cơ đốt trong dùng cho ô tô
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 34. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 35. Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 36. Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 37. Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 38. Thực hành: Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong
Lý thuyết Công nghệ 11: Bài 39. Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong
Tóm tắt lý thuyết
I. Khổ giấy
- Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:
+ A0: 1189 x 841(mm)
+ A1: 841 x 594 (mm)
+ A2: 594 x 420 (mm)
+ A3: 420 x 297 (mm)
+ A4: 297 x 210 (mm)
- Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất
- Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0
- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ
II. Tỷ lệ
Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.
Có 03 loại tỷ lệ:
- Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
- Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ
- Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to
III. Nét vẽ
1. Các loại nét vẽ
2. Chiều rộng nét vẽ
0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.
IV. Chữ viết
1. Khổ chữ
- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm
- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h
2. Kiểu chữ
Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 750
V. Ghi kích thước
1. Đường kích thước
Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.
2. Đường gióng kích thước
Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.
3. Chữ số kích thước
Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).
4. Ký hiệu:
Sau khi học xong Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật các em cần nắm vững các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỷ lệ, nét vẽ, chữ viết và ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật để sau này thực hành cho chính xác các em nhé.
Tóm tắt lý thuyết
I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG 1)
1. Xây dựng nội dung
2. Phương pháp
- Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
+ A: Hình chiếu đứng
+ B: Hình chiếu cạnh
+ C: Hình chiếu cạnh
- Đường biểu diễn:
+ Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm
+ Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt)
+ Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh
3. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
- Nếu ta chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:
+ Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o
+ Xoay P3 sang phải một góc 90o
+ Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ
Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:
- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A
- Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A
=> Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta và hầu hết các nước châu Âu.
II. Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG 3)
1. Xây dựng nội dung
2. Phương pháp
- Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
+ A: Hình chiếu đứng
+ B: Hình chiếu cạnh
+ C: Hình chiếu cạnh
- Đường biểu diễn:
+ Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm
+ Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt)
+ Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh
3. Vị trí các hình chiếu
- Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ:
+ Xoay P2 lên trên một góc 90o
+ Xoay P3 sang trái một góc 90o
+ Khi đó ta cũng sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ
Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:
- Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A
- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A
=> Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các nước châu Mỹ và một số nước khác
Sau khi học xong Bài 2: Hình chiếu vuông góc của chương trình Công nghệ lớp 11, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:
- Nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc: phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba
- Vị trí của các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba trên bản vẽ