logo

Lý lẽ là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Lí lẽ là những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.

Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.

Ví dụ: Bạn Lan là một học sinh giỏi, bạn Lan học giỏi rất nhiều môn đặc biệt là toán. (để tránh lặp nhiều từ và gây khó hiểu nên cần dùng lí lẽ dẫn chứng thuyết phục)

Để hiểu rõ hơn về Lý lẽ là gì và những lưu ý khi viết bài văn nghị luận, mời các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!


1. Lý lẽ được đặt ở đâu trong bài văn nghị luận

[ĐÚNG NHẤT] Lý lẽ là gì?

Lí lẽ dẫn chứng dùng để thuyết phục người đọc. Thường đặt ở trọng tâm thân bài nếu luận luận ở đầu bài văn và lí lẽ ấy sẽ làm rõ luận điểm hoặc nếu luận điểm ở cuối bài ta cũng có thể đặt lí lẽ ở trọng tâm sau đó qua dẫn chứng ấy kết luận luận điểm. Còn nếu Theo kiểu song hành - tức là vừa nêu luận điểm vừa giải thích song hành nên ta cho lí lẽ đan xen với luận điểm.

Lưu ý: Lí lẽ dù đặt ở đâu cũng phải có sức thuyết phục, chính xác.


2. Dàn ý chung của bài văn nghị luận

- Luận chứng: là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm. Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.

-  Lí lẽ là những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.

Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.

-> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.

Dàn bài khái quát:

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .

* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

b. Thân bài:

* Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.

* Biểu hiện:

- Trong gia đình

- Trong nhà trường

- Trong xã hội

* Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề

- Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng như thế nào?, đúng hay sai ?, tại sao lại như vậy?

- (Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm.)

- (Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.)

- Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì can nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.

* Phân tích nguyên nhân của vấn đề

* Phê phán hành vi sai trí về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.

* Ý nghĩa và hành động đúng

- Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.

- Mún thực hiện được, ta phải làm gì?, đưa ra giải pháp, hđ chung.

* Mở rộng vấn đề (nếu có)

- Nêu quan niệm ngày nay, vấn đề đó can bổ sung, xem xét thêm điều gì?

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân.


3. Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận

[ĐÚNG NHẤT] Lý lẽ là gì?

* Đọc kỹ đề

- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

* Lập dàn ý

- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

* Dẫn chứng phù hợp

- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và lí lẽ thuyết phục (người thật, việc thật).

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

* Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).

* Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

* Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

-------------------------

Mong rằng với những kiến thức trên đây của Top lời giải về Lý lẽ là gì và những lưu ý khi viết bài văn nghị luận, sẽ giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn và đạt kết quả cao hơn.

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 30/05/2022