Vị trí địa lí Việt Nam giáp với Biển Đông thuận lợi khai thác các nguồn kinh tế từ biển, là một trong những chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Vậy, Loại tài nguyên khoáng sản đã được khai thác từ Biển Đông và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta những năm gần đây là? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
A. Than.
B. Cát thủy tinh.
C. Dầu mỏ và khí đốt.
D. Muối.
Đáp án đúng: C. Dầu mỏ và khí đốt
Nguồn lợi từ biển Đông là điều kiện để đất nước ta phát triển kinh tế, các loại khoáng sản cũng đóng vai trò chủ đạo, như dầu khí, khí đốt,.. Loại tài nguyên khoáng sản đã được khai thác từ Biển Đông và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta những năm gần đây là dầu mỏ và khí đốt.
Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông, dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét. Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia ven biển (Trung Quốc, Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin). Phần còn lại của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si và thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca.
Biển Đông là đầu mối giao thông hàng hải và hàng không huyết mạch giữa châu Âu với châu Á và giữa nhiều nước châu Á với nhau; có 25% lưu lượng tàu thuyền của thế giới qua lại thường xuyên. Do đó, Biển Đông có vị trí chiến lược đối với châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Hằng năm, trên Biển Đông diễn ra hàng chục cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương. Biển Đông cũng là con đường cơ động lực lượng quân sự trên biển ngắn nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, và ngược lại.
Biển Đông còn mang lại nhiều nguồn lợi khoáng sản, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, con là nơi giao lưu với các nền kinh tế biển với các nước trên thế giới. Chính vì thế, đã từ lâu vùng biển này là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước quanh biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Nói cách khác, lợi ích ở biển Đông không chỉ là của các quốc gia ven biển này mà còn là lợi ích của các quốc gia ngoài khu vực liên quan đến quyền tự do hàng hải qua biển Đông. Trong bối cảnh như vậy, đa phương hóa quan hệ ngoại giao và đa dạng hóa lợi ích trên các vùng biển của Tổ quốc là những định hướng quan trọng để bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển của Việt Nam trên biển Đông theo cách tiếp cận hòa bình.
Trong chiến lược và quy hoạch phát triển của nước ta trong những năm gần đây, lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khí đốt và lĩnh vực chế biến dầu khí là hai trong số năm lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động khai thác khoáng sản ở biển Đông
Hoạt động khai thác dầu khí được tập trung đầu tư và phát triển mạnh mẽ, sản lượng khai thác hàng năm được duy trì ở mức cao, đến nay không chỉ khai thác dầu, khí từ các mỏ ở trong nước mà còn vận hành khai thác dầu, khí từ các mỏ dầu khí ở nước ngoài như: Liên bang Nga, Angieri, Malaysia… Song song với công tác khai thác dầu khí, hiện nay, nước ta đã và đang tiếp tục đầu tư, phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí nhằm hoàn chỉnh chuỗi công nghiệp dầu khí khép kín ở Việt Nam từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển đến chế biến và phân phối các sản phẩm dầu khí.
>>> Tham khảo: Vai trò của biển đến khí hậu nước ta trong mùa đông là?