logo

Loài kiến thiết lập vương quốc như thế nào?


Loài kiến thiết lập vương quốc như thế nào?

      Kiến là loại côn trùng lâu đời, truy ngược thời gian thì kiến đã có từ 100 triệu năm về trước tức là cùng thời đại với khủng long. Khủng long thì đã tuyệt diệt. Còn con kiến bé nhỏ lại vẫn sinh sôi cho đến bây giờ.

Loài kiến thiết lập vương quốc như thế nào?

      Năm 1966, ở Mỹ, người ta đào được một mẩu hổ phách có chứa một con kiến tựa như con ong vàng cách đây 100 triệu năm trước. Vị trí khoang ngực và đặc trưng phần bụng của nó chứng tỏ nó chỉ là một con kiến thợ. Điều đó cho biết con kiến cách đây 130 triệu năm trước đã thành lập vương quốc của mình. Tại sao con kiến bé nhỏ lại sinh tồn được cho đến ngày hôm nay? Đó là do trong quá trình chọn lựa thế giới tự nhiên lâu dài, con kiến sinh ra biến dị thích ứng với hoàn cảnh. Con kiến rất nhỏ, sức mạnh của một con kiến có hạn chế nhưng khi tập hợp thành đàn, lập thành một vương quốc thì chúng sẽ có đủ sức tìm kiếm mồi và chống cự với kẻ địch. Vương quốc kiến cơ bản là Nữ nhi quốc, cơ sở để gia tộc kiến phát triển là nhờ con kiến hậu. Một tổ kiến có lúc chỉ có mấy con đến mười mấy con kiến hậu. Kiến hậu là con kiến cái có cánh và toàn tâm toàn ý đẻ trứng. Một mùa hè, kiến hậu có thể đẻ được 40 ngàn trứng, tuổi thọ đến 16-17 năm. Số lượng kiến đực cũng rất nhiều, chỉ có tác dụng giao phối. “Thần dân” chủ yếu lập thành vương quốc kiến là kiến thợ, chúng là kiến cái không có năng lực sinh dục nhưng lại đảm trách mọi công việc toàn vương quốc: tìm kiếm đồ ăn, nuôi dưỡng ấu trùng...; Ngoài ra, một số kiến thợ là kiến binh lính, chúng bảo vệ toàn vương quốc. Một số đàn kiến còn biết mời thêm khách và bắt “nô lệ” ở các tổ kiến khác.

      Kiến thuộc họ kiến bộ cánh màng. Toàn thế giới có khoảng 5000 loại kiến. Chúng sống theo đàn có tính xã hội hóa. Có nhiều loại tổ kiến: có tổ làm ở gỗ, có tổ làm ở bùn, có tổ làm ở lá cây. Nhưng phần lớn tổ kiến là làm ở dưới đất. Cung điện ở dưới đất rất rộng rãi, có kho tàng trữ lương thực, có phòng nuôi con, phòng ngủ cho kiến hậu, còn có phòng nhả tơ kết kén... có nhiều đường thông giữa các phòng với nhau. Diện tích cung điện dưới đất của kiến cắt lá có khi tới hơn 6m2. Còn cung điện dưới đất của kiến sa mạc sâu tới mười mấy mét. Chúng ta từng kinh ngạc khi biết con kiến là nhà công nghiệp rất biết làm việc. Chúng làm bãi chăn nuôi “bò sữa” để nuôi dưỡng loài sâu hại bông, thuốc lá. Ngoài việc nuôi thả loại sâu ở bãi cỏ tự nhiên ra, có lúc còn 74 làm bãi chăn nuôi trong tổ hang, ban đêm thả “bò sữa” trên cây, ban ngày đuổi về. rệp cây ăn hút chất nước của thực vật, qua tiêu hóa sinh ra loại phân có vị ngọt - sương mật. Kiến thợ hút xong, trở về tổ và nôn ra cho kiến chuyên tàng trữ sương mật đem cất. Ở bãi cỏ, kiến phụ trách lo canh giữ các “bò sữa” của mình, gặp phải động vật khác tấn công, kiến liền tập hợp lại chống cự. Đến cuối mùa thu, kiến mang rệp về tổ để trú qua mùa đông, đầu xuân lại mang ra ngoài. Có loài kiến khi di dời chỗ ở còn mang cả “bò sữa” đi theo. Kiến đầu nhọn ở vùng nhiệt đới Đông Nam á sống cùng với trùng son ở malaysia. Trùng son hút chất nước của thực vật. Kiến đầu nhọn liên tục lấy đồ ăn của trùng son, hễ bị quấy nhiễu là kiến mang trùng son đi.

      Một số rừng ở châu Âu có loài kiến có thể mang 80 loài thực vật đi trồng. Kiến tổ bùn ở Nam mỹ khi xây tổ sẽ đem hạt giống các loài hoa gieo trên bùn, kết quả là hoa nở làm cho tổ bùn đó thành một quả cầu hoa đẹp đẽ, rễ của các cây lại làm cho tổ kiến chắc chắn thêm. Loại kiến cắt lá có thể làm ra một bãi trồng nấm. Lúc chia tổ chúng còn biết mang nấm theo. Kiến thợ có râu xúc giác dạng đầu gối, gồm có: đốt cán, đốt cuống, đốt roi (đốt que). Đốt cuống có nhiều lông nhỏ, đốt roi có nhiều lỗ nhỏ, gọi là lông cảm giác và điểm cảm giác, tế bào cảm giác bên trong nối thông với cuối ngọn dây thần kinh, phân biệt mùi rất nhạy. Khi chuyển đồ ăn, kiến thợ còn có thể “nói chuyện” 75 với nhau bằng râu xúc giác; chúng còn tiết ra chất hóa học từ trong túi chứa để thông báo cho nhau. Kiến thợ còn là một lực sĩ, nó có thể nâng một vật nặng gấp 400 lần trọng lượng bản thân. Tại sao kiến lại có một sức mạnh kinh người như thế? Đó là nhờ móng chân của kiến có “động cơ cơ bắp” hiệu suất rất cao, do mấy tỷ “động cơ li ti” gộp thành. Khi phát động, đem hóa năng trực tiếp chuyển thành cơ năng, bỏ quá trình nhiệt năng. Thường thì phân giải oxy, hóa năng trong vật hữu cơ sẽ tiêu hao đi một nửa dưới dạng nhiệt năng. Tiết kiệm tiêu hao nhiệt năng, hiệu suất đương nhiên sẽ cao hơn nhiều.

      Kiến là kẻ địch số một của nhiều loại côn trùng có hại, một đàn kiến một ngày có thể tiêu diệt 20 ngàn con côn trùng có hại, một mùa hè có thể diệt một triệu con! Kiến còn truyền phấn cho nhiều loài thực vật, đặc biệt là một số thực vật có hoa nhỏ (như cây họ lan). Tổ kiến còn cải thiện kết cấu thổ nhưỡng, tăng độ phì nhiêu của đất. Mỗi ngày, kiến còn dọn vệ sinh với số lượng lớn rác rưởi trên mặt đất.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 25/05/2023