logo

Lizoxom là gì?

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất:

Lysosome là một bào quan của các tế bào nhân thực (còn được đọc là lyzôxôm, trước kia còn được gọi là tiêu thể.) Chúng là nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và sự bài tiết các chất và những bào quan đã bị hư hỏng.


1. Khái quát về Lysosome

Lysosome (đọc là lyzôxôm, trước kia còn được gọi là tiêu thể) là một bào quan của các tế bào nhân thực. Chúng là nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và sự bài tiết các chất và những bào quan đã bị hư hỏng. Chúng được tạo ra ở bộ máy Golgi.

Ở mức pH= 4.8, nên môi trường bên trong của tiêu thể axít hơn bào tương (pH 7). Màng đơn tiêu thể giúp ổn định pH thấp nhờ vào hệ thống bơm proton (H+) từ bào tương vào, và đồng thời bảo vệ bào tương và các thành phần khác của tế bào khỏi tác dụng của enzyme phân hủy trong bào tương.

[ĐÚNG NHẤT] Lizoxom là gì?

Các men tiêu hóa cần môi trường axít để hoạt động được đảm bảo chính xác. Tất cả các men này được tạo ra ở mạng lưới nội chất, và được vận chuyển và xử lý ở bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi tạo ra các tiêu thể nhờ vào các chồi của bộ máy Golgi.


2. Chức năng của Lzoxom trong tế bào

[ĐÚNG NHẤT] Lizoxom là gì?

Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng.


3. Rối loạn các chất trong lysosome

Bệnh liên quan đến rối loạn các chất trong lysosome đại diện cho một nhóm bệnh không đồng nhất của khoảng 40 các rối loạn về gen mã hoá các enzym trong lysosome.

Về bệnh học, tất cả LSDs chia sẻ cùng một cơ chế bệnh sinh, sự tích tụ các chất chuyển hoá khác nhau trong lysosome. Quá trình tích tụ các sản phẩm vừa nêu dẫn tới phá huỷ cấu trúc và chức năng tế bào. Sự chết một lượng lớn các tế bào gây lên mất chức năng cơ quan tổ chức trong cơ thể.

Hầu hết các bệnh LSDs là do di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, ngoại trừ một số bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X như bệnh Fabry, bệnh Hunter (MPS III), và bệnh Danon. Nếu xét từng bệnh riêng lẻ, tỉ lệ mắc mới của các bệnh di truyền này là hiếm, dao động trong khoảng 1/50000 tới 1/4000000.

Tuy nhiên, khi tính tổng thể thì các bệnh LSDs là khá phổ biến, khoảng 1/7000 đến 1/8000 trẻ sống. Ở một số quần thể đặc biệt có tỉ lệ mắc mới cao hơn các quần thể thông thường khác.

Các bệnh LSDs được phân loại dựa trên các chất trong lysosome bị rối loạn, nhưng một số nhóm được phân loại dựa trên sự thiếu hụt protein. Các nhóm bệnh lớn bao gồm MPS, GM2 gangliosidose, neutral glycosphingolipidose, glycoproteinose, mucolipidose, hội chứng loạn dưỡng chất trắng não, bệnh tích đọng glycogen, rối loạn mỡ trung tính và rối loạn protein vận chuyển hoặc rối loạn phân bố protein trong tế bào.

Chẩn đoán một bệnh LSD khó vì biểu hiện triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Quy mô và sự nghiêm trọng của bệnh thường không đồng nhất với nhau, thậm chí các bệnh nhân cùng một gia đình cũng biểu hiện rất khác nhau và có các bệnh nhân cùng kiểu gen nhưng lại khác biệt nhau về kiểu hình.

Biểu hiện của bệnh có thể khác nhau về tuổi khởi phát, mức độ phức tạp của của các chất trong lysosome, tỉ lệ các chất tích tụ và sự phân bố trong các cơ quan tổ chức của cơ thể. Một phần của sự không đồng nhất vừa nêu có liên quan đến động lực của enzym.

Một sự thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng mạnh đến sự tích tụ các các chất trong lysosome và sự phát triển bệnh. Bộ gen, các yếu tố môi trường và sự thiếu các sản phẩm cuối cùng của các con đường chuyển hoá có thể cũng ảnh hưởng đến sự biểu hiện bệnh.

Nhiều bệnh LSDs có liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương, có hoặc không có biểu hiện trên lâm sàng. Thường thì các tổ chức có sự tích tụ lớn các cơ chất trong lysosome bị ảnh hưởng nhất. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý một bệnh LSD bao gồm chậm phát triển thể chất, tinh thần.

Sau một giai đoạn phát triển gần như bình thường, người bệnh xuất hiện một quá trình thoái trào như mất điều hoà, co giật, yếu ớt và sa sút trí tuệ. Việc chẩn đoán một bệnh LSD nên được cân nhắc khi người bệnh có những bất thường ở mặt, xương, đục giác mạc, cứng khớp không rõ nguyên nhân, đau xương không rõ nguyên nhân, đau thần kinh bỏng rát, các vấn đề vê tâm lý, phù thai nhi, các tạng to bất thường.

Có nhiều xét nghiệm chẩn đoán như phân tích máu, nước tiểu, nguyên bào sợi da. Các triệu chứng và hội chứng lâm sàng sẽ định hướng cho việc lựa chọn xét nghiệm. Trong một số trường hợp bệnh, đo lường sự hoạt động của các enzym bị tổn thương là có hiệu quả nhất trong việc xác nhận chẩn đoán.

>>> Xem thêm: Vì sao lizoxom được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?


4. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Lizoxom

Câu 1: Cho các phát biểu sau về lizoxom. Phát biểu nào sai?

A. Lizoxom được bao bọc bởi lớp màng kép

B. Lizoxom chỉ có ở tế bào động vật

C. Lizoxom chứa nhiều enzim thủy phân

D. Lizoxom có chức năng phân hủy tế bào già và tế bào bị tổn thương.

Đáp án đúng: A

Giải thích: Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân.

Câu 2: Vì sao lizoxôm được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?

A. Vì có cấu tạo một lớp màng

B. Vì bên trong lizoxôm có chứa enzim thuỷ phân

C. Vì có cấu trúc dạng túi

D. Vì có các hạt riboxôm đính trên màng

Đáp án đúng: B

Giải thích: Lizôxôm được ví như một phân xưởng tái chế rác thải bởi vì bào quan này chứa các enzyme thuỷ phân các chất, tế bào già, mảnh vỡ tế bào.

Câu 3: Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào:

A. Hồng cầu.

B. Bạch cầu.

C. Thần kinh.

D. Cơ.

Đáp án đúng: B

Giải thích: Tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và các tế bào già.

Câu 4: Lizoxom là bào quan chứa hệ thống enzyme thủy phân các chất, tuy nhiên các enzyme này lại không thể phá hủy chính lizoxom, đó là vì:

A. Lizoxom có màng nhầy bảo vệ tránh tác động của enzyme.

B. Enzyme ở trạng thái bất hoạt do pH trong lizoxom không phù hợp.

C. Cấu tạo màng lizoxom có thêm các yếu tố bảo vệ vững chắc.

D. Trong lizoxom không có các chất hoạt hóa enzyme.

Đáp án đúng: B

Giải thích: Các enzyme ở trạng thái bất hoạt do pH trong lizoxom không phù hợp nên lizoxom không bị phá huỷ bởi các enzyme này.

Câu 5: Trong 1 tế bào nhân thực, khi nhiều lyzosome đồng loạt vỡ màng dẫn đến kết quả là:

A. Hình thành 1 lyzosome lớn

B. Tế bào chất được dọn dẹp, vệ sinh

C. Phân chia tế bào

D. Hoại tử tế bào (tự chết).

Đáp án đúng: D

Giải thích: Khi nhiều lyzosome đồng loạt bị vỡ thì sẽ giải phóng 1 lượng lớn enzyme, các enzyme này sẽ phân huỷ các cấu trúc của tế bào làm tế bào chết.

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Lizoxom là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có được kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

 

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads