Câu trả lời chính xác nhất:
Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Vậy, lao động giản đơn và lao động phức tạp là gì? Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được. Để tìm hiểu chi tiết hơn về lao động giản đơn và lao động phức tạp, mời bạn đọc cùng Top lời giải theo dõi bài viết dưới đây nhé!
– Lao động là một hoạt động của con người có mục đích tác động để làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội.
– Lao động có vai trò quan trọng để xã hội ngày càng phát triển tích cực và hiện đại hơn. Tuy hiện nay, máy móc công nghệ hiện đại ngày càng được sử dụng nhiều hơn nhưng lao động của con người vẫn giữ vị trí trung tâm của quá trình sản xuất mà không thể thiếu.
Trước hết, lao động của con người có tính chất xã hội. Ngay từ đầu, lao động của con người đã là công việc của những nhóm xã hội chứ không do một cá nhân riêng lẻ thực hiện và mục đích của bất kỳ hình thức lao động nào cũng có tính chất xã hội. Trong tác phẩm “Tư bản”, C.Mác đã xác định bản chất xã hội và mục đích chung của lao động như sau: “Lao động là một hoạt động có mục đích để tạo ra những giá trị sử dụng”.
Xét về phương diện sinh lí học, theo ý kiến của C.Mác: “Dù các dạng lao động có ích có khác nhau như thế nào, dù những hoạt động sản xuất có khác nhau đến đâu thì về phương diện sinh lí học, đó vẫn là những chức năng của cơ thể con người và mỗi một chức năng ấy, dù nội dung và hình thức của nó như thế nào về thực chất vẫn chỉ là sự tiêu hao não, thần kinh, cơ bắp và các cơ quan cảm giác…”.
>>> Xem thêm: Phân biệt lao động và sức lao động
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hoá. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao động đơn giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường.
----------------------
Như vậy Top lời giải cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm Lao động giản đơn và lao động phức tạp. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu bổ ích về lao động nhé!