logo

Kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào và Campuchia

icon_facebook

Đáp án tìm hiểu về những công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào và Campuchiagiúp các bạn học tốt môn lịch sử. 


1. Lào nổi tiếng với kiến trúc Phật giáo

Kiến trúc Lào từ lâu đã được nhiều người biết đến với vẻ đẹp không phô trương, cầu kỳ nhưng lại có nét độc đáo và cuốn hút rất riêng. Hầu hết các công trình kiến trúc như đền chùa, nhà cổ, bảo tàng, công viên, ... đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

Về chùa Lào, kiến trúc mang phong cách chùa Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Lào. Thông thường ở mỗi bản làng của Lào bao giờ cũng có chùa. Ngôi chùa thường được xây dựng trên khu đất trung tâm của làng, cổng chính hướng về phía Tây và các cổng phụ ở ba phía còn lại. Quần thể chùa thường có 3 ngôi nhà chính là: Phật điện, Phật đường và Tăng phòng. Phật điện là nơi quan trọng nhất, dành riêng cho sư tăng thực hiện các nghi thức Phật giáo. Phật đường là nơi sinh hoạt chung của sư tăng và là nơi để các tín đồ đến hành lễ. Tăng phòng là nơi ở của các sư.

Kiến trúc  Phật giáo Lào có nhiều nét giống Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện với những chùa vàng và tháp. Với khoảng 1.400 ngôi chùa trên cả nước, thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung của hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, có giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc tiêu biểu như: chùa Heavy Buddha, Chùa PraKeo, chùa Ông Tự, Vat Ho Pra Kẹo (Vạt Pra Kẹo), That Luang (Thạt Luổng)…


2. Kiến trúc Cam-pu-chia chịu ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ

Kiến trúc Cam-pu-chia ảnh hưởng bởi khá nhiều nét văn hóa du nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc. Do đó đã tạo cho đất nước Cam-pu-chia và con người nơi đây nét văn hóa riêng đặc sắc.

Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình thời Khmer cổ. Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này. Cũng như các nơi khác, kiến trúc lớn nhất là chùa. Tiếng Cam bốt, “Wat” chính là chùa.

Tất cả những kiến trúc độc đáo này bắt nguồn từ tâm linh hình thành nên một nền văn hóa kiến trúc như hiện nay. Chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc Campuchia, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Những kiến trúc này đã đánh dấu một nền văn hóa độc đáo của đất nước chùa vàng. Cũng không thể phủ nhận rằng, chính nó đã ảnh hưởng đến kiến trúc của người Việt Nam. Các công trình kiến trúc là một trong những văn hóa đặc trưng riêng, một niềm tự hào của Vương quốc Cam-pu-chia và cũng là tài sản quý báu của quốc gia này.


3. Những công trình kiến trúc tiêu biểu của Lào và Cam-pu-chia

a. Khải Hoàn Môn Patuxay Gate

Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang (Lạng Xạn) hay đại lộ Thanon Luang về phía đông bắc thủ đô Viêng Chăn là một biểu tượng chiến thắng của người Lào. Hầu hết khách du lịch khi đến với thủ đô của đất nước Lào đều dành thời gian ghé thăm Patuxay, nơi được xem là biểu tượng của thành phố này. Patuxay (hay Patuxai) được người dân đất nước Triệu Voi ví như khải hoàn môn của thành phố. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào.

Patuxay có nhiều tên gọi khác như đường băng thẳng đứng, con quái vật bằng xi măng hay Champs Elysée của phương Đông. Công trình được xây dựng từ năm 1962 đến 1968 nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Với người dân Lào, sở dĩ công trình không được tiếp tục xây dựng vì nó thể hiện một phần lịch sử nghèo khó của đất nước. Công trình cũng như một lời nhắn nhủ đến thế hệ sau này biết đến quá khứ khó khăn để phấn đấu xây dựng đất nước trong tương lai.

Kiến trúc Lào và Campuchia
Patuxay - Khải Hoàn Môn của đất nước Triệu Voi

b. Chùa Phra Keo

Phra Keo là ngôi chùa được xây dựng năm 1565 bởi triều đại vua Sai Setthathirat. Nơi đây thờ tượng Phra Keo và đã từng bị cướp mất khi quân Xiêm xâm chiếm năm 1779. Năm 1828, ngôi chùa đã bị san phẳng và từ năm 1936 - 1942, chùa Phra Keo được xây lại bằng công sức của người dân Lào. Chùa Phra Keo hay còn gọi là Haw Phra Kaew là ngôi chùa Phật ngọc nổi tiếng của thủ đô Viêng Chăn, đây là nơi mà trước kia các vị Vua Chúa, Hoàng tộc đến cầu nguyện. Ngày nay, Phra Keo là một viện bảo tàng rộng lớn chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo với kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân Lào.

Kiến trúc Lào và Campuchia
Chùa Phra Keo

c. Angkor Wat – Công trình kiến ​​trúc Campuchia nổi tiếng nhất

Kiến trúc Lào và Campuchia

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1992, Angkor được coi là quần thể đền đài khảo cổ quan trọng nhất trên thế giới và là thủ đô của đế chế Khmer từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV. Quần thể đền đài này có diện tích 40000ha, bao gồm các ngôi đền như Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon, và một số công trình kiến ​​trúc điêu khắc khác. Mục đích ban đầu của việc xây dựng Angkor Wat là để làm ngôi đền Hindu của đế chế Khmer, nhưng vào thế kỷ XII, người Khmer đã biến nó thành một ngôi đền Phật giáo. Đến nay, Angkor Wat vẫn được coi là trung tâm Phật giáo ở khu vực này, cho dù UNESCO đã thiết lập chương trình bảo vệ công trình và môi trường xung quanh nó. Nói đến Campuchia, người ta nghĩ ngay đến công trình kiến ​​trúc Angkor Wat đẹp mê hồn.

d. Đền Preah Vihear – Kiến trúc Campuchia quyến rũ

Kiến trúc Lào và Campuchia

Prasat Preah Vihear là một ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Dângrêk ở Campuchia, gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền được đặt tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó tọa lạc. Năm 2008, ngôi đền được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Kiến trúc của ngôi đền nổi bật với tác phẩm điêu khắc trên đá sarsen tinh xảo. Xung quanh chùa là các thư viện và các tháp, nhưng ngày nay hầu hết các kiến ​​trúc xung quanh chùa đều đã bị hủy hoại. Công trình kiến ​​trúc phức tạp của ngôi chùa này dài 800m, bao gồm một bờ kè cao và những bậc thang ba bậc dẫn lên điện thờ. Những bức tượng xung quanh chùa chịu ảnh hưởng của kiến ​​trúc chùa Wat Phou (Lào).

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 22/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads