logo

Kiến nghĩa bất vi là gì?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Kiến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm.

Hơn một trăm năm nay, có biết bao nhiêu người ưa thích tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" vì trong đó có những nhân vật sống và hành động theo một phương châm cao quý được tác giả bộc lộ qua hai câu thơ “Nhớ người kiến nghĩa bất vi. Làm người thế ấy mà phi anh hùng”. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc kiến nghĩa bất vi là gì? Để hiểu rõ hơn về câu hỏi Kiến nghĩa bất vi là gì, mời các em học sinh và phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!


1. Truyện Lục Vân Tiên

Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam. Tác phẩm được Abel des Michels dịch sang tiếng Pháp với tên gọi Lục Vân Tiên cổ tích truyện - Histoire de Luc Van Tien năm 1899.

Truyện Lục Vân Tiên (mà người miền Nam thường gọi là thơ Lục Vân Tiên) là một cuốn tiểu thuyết về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường – đạo nghĩa.

Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể lục bát. Vì được in nhiều lần nên có nhiều văn bản khác nhau, có khi thêm bớt cả nghìn câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát, kết cấu theo lối chương hồi.

Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, truyện thơ Nôm mang tính chất là truyện để kể nhiều hơn là truyện để đọc và để xem. Truyện có kết cấu ước lệ gần như đã thành khuôn mẫu. Tác phẩm khắc họa thành công những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

>>> Xem thêm: Nội dung truyện Lục Vân Tiên


2. Kiến nghĩa bất vi là gì?

Lục Vân Tiên được coi là chân dung tự họa và cũng là những phát ngôn của Nguyễn Đình Chiểu. Qua nhân vật Lục Vân Tiên ta thấy được nhân cách sáng ngời của cụ đồ Chiểu. Đặc biệt qua câu nói:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Kiến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. “Phi anh hùng” là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lẽn một phương châm, một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường. Từ phù định để đi tới khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa: đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng. Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị ắp bức, bị hại. Là tinh thần cương quyết chống lại cái ác, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phức, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đã là người anh hùng thỉ phải xả thân vì việc nghĩa, coi việc nghĩa là lẽ sống cao đẹp của minh, sẵn sàng đem tài nàng và lòng dũng cảm để làm cho việc nghĩa tỏa sáng trong lòng ngườỉ. Đạo lí nhân dân đề cao và coi trọng nhân nghĩa. Bởi vậy, những kẻ thấy vỉệc nghĩa mà không làm, dửng dưng trước nỗi đau buồn bất hạnh của đồng loại, thì những kẻ ấy không đáng mặt là anh hùng, thậm chí đó là những kẻ đạo đức giả rất tầm thường. Anh hùng phai gắn bó với nhân dân, với nỗi lo, nỗi đau, niềm vui và sự mơ ước của nhân dân. Anh hùng phải bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Có như thế mới xứng đáng là người anh hùng chân chính

>>> Xem thêm: Đặc điểm của nhân vật Lục Vân Tiên


3. Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

[CHUẨN NHẤT] Kiến nghĩa bất vi là gì?

Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp. Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn. Đánh tan bọn cướp, chàng còn ân cần hỏi han người gặp nạn, mới biết rằng đó là Kiều Nguyệt Nga, một co gái đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà thì gặp nạn. Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn đền đáp xứng đáng nhưng Vân Tiên đều từ chối tất cả. Chàng cho rằng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp. Cảm ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

- Giá trị nội dung: Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ nôm được sáng tác vào khoảng thế kỉ XIX. Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát được viết ra nhằm mục đích phê phán những bất công trong xã hội và truyền dạy đạo lí làm người.

- Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã lên án cái ác, cái xấu trong xã hội. Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm).

- Giá trị nhân đạo: Đề cao đạo lí làm người:

+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.

+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy.

+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).

- Giá trị nghệ thuật:

+ Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Tác phẩm khắc họa thành công những phẩm chất đẹp đẽ cả hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

+ Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.

+ Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

---------------------------

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn trả lời câu hỏi Kiến nghĩa bất vi là gì? và cung cấp cho bạn một số kiến thức về truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 15/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads