logo

Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ. Vậy không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Câu hỏi: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Liêm khiết

Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là liêm khiết

>>> Xem thêm: Tác dụng của tính liêm khiết

Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án A

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.

Nhờ đức tính cao đẹp này, người sống liêm khiết sẽ có một tâm hồn thanh thản, không bị vướng bận bởi những cám dỗ vật chất tầm thường; nhận được sự yêu mến, tin cậy cùng kính trọng của mọi người và góp phần làm cho xã hội, cho đất nước trở nên trong sạch và vững mạnh hơn.

Không nhận quà hối lộ từ người khác, nhặt được của rơi trả lại người mất, không trộm cắp, làm việc hết sức bằng tài năng và sức lực, không dựa dẫm người khác. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là liêm khiết. 

Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?

Không trung thực, có tính nhỏ nhen, ích kỉ, hám danh, hám lợi, dùng mọi cách để có lợi cho mình, cướp sức lao động của người khác được gọi là không liêm khiết

Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần rèn luyện các đức tính trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải… Ngoài những đức tính này, trên con đường trở thành người liêm khiết mỗi người có thể tự thêm cho mình những phẩm chất tốt đẹp khác. Ý nghĩa của phẩm chất liêm khiết đối với học sinh và xã hội hiện nay phân biệt đúng sai ,đứng ra trước cái sai, dũng cảm bảo vệ ý kiến, phê phán những hành đồng vụ lợi cá nhân.

Liên hệ thực tế hiện nay, ta thấy thực hành liêm khiết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc cần hơn bao giờ hết. Người đã chỉ ra rằng: "Để thực hiện chữ LIÊM, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên". Nghĩa là, cán bộ phải gương mẫu thực hành liêm khiết trong cuộc sống, trong thi hành công vụ. "Quan tham vì dân dại", nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù không LIÊM cũng phải hóa ra LIÊM. Nhân dân phải biết kiểm soát cán bộ, giúp cán bộ thực hiện LIÊM. Pháp luật phải nghiêm khắc, thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, không phân biệt kẻ đó có chức tước, địa vị to hay nhỏ. Người đã chỉ ra rằng, liêm là trong sạch, không tham lam. Người cũng phân tích rõ, người tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. LIÊM phải đi đôi với kiệm. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Do bất liêm mà đi đến trộm cắp, dù công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Cuộc đời của Người là tấm gương sáng chói cho mỗi chúng ta về thực hành liêm khiết. Nhớ Bác, chúng ta ghi sâu và thực hiện lời Bác dạy.

icon-date
Xuất bản : 18/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022