logo

Tác dụng của tính liêm khiết

Câu hỏi: Tác dụng của tính liêm khiết

Trả lời:

Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người.

Tìm hiểu thêm về tính liêm khiết và một số đức tính khác cùng Top lời giải nhé.


1. Khái niệm tính liêm khiết

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.”

Nhờ đức tính cao đẹp này, người sống liêm khiết sẽ có một tâm hồn thanh thản, không bị vướng bận bởi những cám dỗ vật chất tầm thường; nhận được sự yêu mến, tin cậy cùng kính trọng của mọi người và góp phần làm cho xã hội, cho đất nước trở nên trong sạch và vững mạnh hơn.


2. Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?

Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần rèn luyện các đức tính sau:

- Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải…

- Ngoài những đức tính này, trên con đường trở thành người liêm khiết mỗi người có thể tự thêm cho mình những phẩm chất tốt đẹp khác.


3. Những câu tục ngữ về tính liêm khiết thường gặp trong đời sống

[CHUẨN NHẤT] Tác dụng của tính liêm khiết

- Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

- Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo. (Người có tính cách thật thà, thẳng thắn và không chịu luồn cúi ai thì tự nhiên sẽ toát ra sự cao đẹp và được kính trọng, còn những người chí hướng không an phận, không liêm chính thì tự sinh ra vẻ tầm thường)

- Cây ngay không sợ chết đứng .

- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng (Những người ngay thẳng liêm khiết thực sự thì tự trong tâm đã toát ra vẻ đẹp thanh khiết, không sợ những lời nói và hành động xấu của kẻ tiểu nhân phá hoại làm thay đổi ý chí cùng vẻ đẹp tâm hồn sáng trong cho dù có phải chết)

- Áo rách cốt cách người thương. (Là người nghèo khó nhưng mang trong mình tính liêm khiết, có đạo đức cùng nhân phẩm tốt lành thì thế nào người ta cũng thương yêu và quý mến.)

- Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về. (Câu này nhằm phê phán những thói xấu xa, bủn xỉn và luôn tính toán của những thành phần ích kỉ, tham lam. Tài sản của người khác thì có thể tiêu tán bao nhiêu cũng được nhưng lại không chịu bỏ tiền túi của mình cho ai bao giờ cả.)

- Ăn có mời, làm có khiến.

- Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

- Mất lòng trước, được lòng sau.

- Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.

[CHUẨN NHẤT] Tác dụng của tính liêm khiết (ảnh 2)

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

- Lời hơn lẽ thiệt.

- Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.

- Lời hay lẽ phải.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

- Ăn ngay nói phải.

- Nghe điều phải thích lời hay.

- Sự thật che sự bóng.

- Vén mây mù mới thấy trời xanh.

- Công bình chính trực.


4. Câu chuyện về tính liêm khiết

Câu chuyện về tính liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :

- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?

Viên quan tâu với vua :

- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.

- Vậy khanh có cách nào khác không?

- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :

- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp :

- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.

Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 27/02/2022