logo

Không bào trong đó tích nhiều nước thuộc tế bào?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Không bào trong đó tích nhiều nước thuộc tế bào?” cùng với những kiến thức tham khảo về không bào là tài liệu đắt giá môn Sinh học 10 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Không bào trong đó tích nhiều nước thuộc tế bào? 

A. Lông hút của rễ cây

B. Cánh hoa

C. Đỉnh sinh trưởng

D. Lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Đỉnh sinh trưởng

Không bào trong đó tích nhiều nước thuộc tế bào đỉnh sinh trưởng

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về không bào dưới đây nhé!


Kiếm thức tham khảo về không bào


1. Không bào là gì?

Không bào là một bào quan gắn với màng sinh chất, có mặt ở mọi tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh, động vật và tế bào vi khuẩn. Không bào là những khoang đóng kín thiết yếu bên trong chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch, mặc dù một số trường hợp nhất định chúng có thể chứa sỏi đã bị bao lấy. Không bào hình thành bằng sự dung hợp của nhiều túi có màng bao và kích thước thường lớn hơn những túi này. Bào quan này không có hình dạng và kích thước cơ bản; cấu trúc của nó biến đổi tuân theo nhu cầu của tế bào.

Không bào trong đó tích nhiều nước thuộc tế bào?

2. Đặc điểm của không bào

Không bào là một phần cấu tạo của thể nguyên sinh trong tế bào thực vật. Không bào trong tế bào thực vật là những khoảng trống trong chất tế bào, chứa đầy chất lỏng gọi là dịch không bào hay dịch tế bào. Toàn bộ các không bào trong một tế bào gọi là hệ không bào.

Bằng thuốc nhuộm tế bào như xanh methylen, xanh cresyl người ta dễ dàng quan sát được các không bào trong tế bào thực vật. Ở tế bào mô phân sinh không bào nhỏ li ti khó phân biệt, chúng rất nhiều và chứa dịch đậm đặc. Ở những tế bào đã phát triển, các không bào tập hợp lại, nên số lượng giảm đi, nhưng kích thước lại lớn lên. Ở các tế bào già thường chỉ còn một không bào lớn nằm ở giữa, nó đẩy nhân và chất tế bào ra sát vách, tế bào hết chức năng sống, lúc đó thường tế bào chỉ còn vách và không bào.


3. Chức năng của không bào

Chức năng và tầm quan trọng của không bào tùy thuộc vào loại tế bào mà chúng có mặt, mà sự biểu hiện rõ nét hơn ở tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh hơn là ở tế bào động vật và vi khuẩn. Nói chung, chức năng của không bào bao gồm:

- Cô lập vật liệu lạ có thể ảnh hưởng hoặc gây hại tới tế bào chủ

- Chứa các sản phẩm thải loại

- Chứa nước ở tế bào thực vật

- Duy trì áp lực thủy tĩnh nội bào hoặc áp lực trương (turgor) bên trong tế bào

- Duy trì mức pH nội bào

- Chứa các phân tử nhỏ

- Xuất thải những chất không cần thiết ra khỏi tế bào

- Cho phép thực vật duy trì các cấu trúc như lá và hoa bởi áp lực của không bào

- Bằng cách tăng kích thước qua áp lực trương nở, cho phép thực vật nảy mầm và các cơ quan của nó (như lá) sinh trưởng rất nhanh và sử dụng chủ yếu là nước.

- Ở hạt giống, các protein dự trữ cần thiết cho sinh trưởng được giữ trong các ‘thể protein’, mà chính là các không bào bị biến đổi.

Không bào cũng đóng vai trò quan trong thể tự thực (autophagy), duy trì mức cân bằng giữa phát sinh sinh vật và thoái hóa (hoặc luân chuyển), của nhiều cơ chất và cấu trúc tế bào trong một số sinh vật. Chúng cũng hỗ trợ sự tiêu (lysis) và tái sử dụng các protein bị lỗi gập mà dùng để xây dựng lên tế bào. Thomas Boller và những người khác đề xuất rằng không bào tham gia vào tiêu hủy các vi khuẩn xâm nhập và Robert B Mellor đề xuất một số cơ quan có vai trò là ‘nhà chứa’ cho vi khuẩn cộng sinh. Ở sinh vật nguyên sinh, có thêm một chức năng đó là lưu giữ thức ăn mà đã được hấp thụ bởi sinh vật và hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tiến trình đào thải cho tế bào.

Không bào có thể đã trải qua một vài lần tiến hóa độc lập, thậm chí bên trong thực vật xanh viridiplantae.


4. Thành phần hóa học của dịch tế bào

Về thành phần hóa học của dịch tế bào, chúng ta cần quan tâm vì chính những thành phần này đã đóng góp cho ngành dược những chất có tác dụng chữa bệnh quan trọng. Các thành phần đó gồm có:

- Nước chiếm một tỷ lệ khá lớn, có thể tới 90 – 95%. Nhưng ở một số hạt chín nước chỉ có 5%.

- Các muối khoáng như CaS04 ở tảo xanh lục (Closterium), CaC03, CaC204, v.v…

- Protid đơn giản như hạt alơrọn xuất hiện khi không bào bị khô lại lúc hạt chín.

- Các glucid trong dịch tế bào có nhiều loại khác nhau: monosaccharid (Glucose, fructose), disaccharid (saccharose) và chủ yếu là tinh bột, ngoài ra còn inulin, một đồng phân của tinh bột nhưng tan trong nước và kết tinh thành những tinh thể hình cầu khi ngâm trong cồn cao độ.

- Các acid hữu cơ như acid oxalic (ở cây Chua me đất), acid malic (ở quả Táo tây), acid tactric (trong quả Nho), acid citric (trong quả Chanh).

- Các alcaloid như nicotin (ở cây Thuốc lá), strychnin (trong hạt Mã tiền), morphin (trong nhựa Thuốc phiện), quịnin (trong vỏ cây Canhkina), cafein trong hạt Cà phê), atropin (ở cây Cà độc dược), cocain (trong lá cây Cô ca), ephedrin (ở cây Ma hoàng), v.v…được dùng làm thuốc.

- Các glycosid như saponin (ở quả Bồ kết, Bồ hòn), thevetin (trong hạt Thông thiên), neriolin (trong lá cây Trúc đào), digitalin (trong lá cây Dương địa hoàng) v.v…

- Tanin trong lá Chè, búp Ổi, Sim, Ngũ bội tử, v.v… là những chất có vị chát có tác dụng săn da, được dùng chữa tiêu chảy.

- Các chất màu tan trong dịch tế bào làm cho hoa quả có màu, như chất màu thuộc loại anthocyan làm cho cánh hoa có màu đỏ, lam, tím,… Chất màu thuộc loại anthochlo cho màu vàng ở cánh hoa, quả Cam, Bưởi…

- Vitamin trong dịch tế bào có nhiều loại khác nhau như vitamin B1 ở cám Gạo, vitamin A ở Cà rốt, vitamin C ở Chanh, vitamin E ở vỏ Đỗ, Lạc, v.v…

- Enzym là những chất xúc tác của các phản ứng hóa học trong các quá trình trao đổi chất của tế bào.

- Hormon thực vật hay phytohormon là những chất có tác dụng điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển ra hoa và kết quả của cây.

- Các phytoncid là những chất do tế bào tiết ra để bảo vệ chống sự xâm nhập của sâu bọ và những thực vật khác; Tỏi, Hành hay tiết ra những chất này.

- Cao su, ít gặp hơn, chủ yếu ở cây Cao su, còn có ở cây Đa búp đỏ.

- Nhựa và gôm, chỉ ít gặp ở một số loài thực vật khi bị thương tổn như Thông, Sau sau. Gôm Sau sau để dán kính, gôm tôlu chữa ho, nhựa Thông lấy terpin, tinh dầu và colophan.

icon-date
Xuất bản : 04/04/2022 - Cập nhật : 31/07/2023