Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vừa phải phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và bị ảnh hưởng của dịch COVID-19,…Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là Nguồn thức ăn chưa được đảm bảo.
A. Nguồn thức ăn chưa được đảm bảo.
B. Các dịch vụ về giống chưa phát triển.
C. Dịch bệnh hại gia súc và gia cầm diễn biến phức tạp.
D. Người dân còn ít kinh nghiệm về chăn nuôi
Đáp án đúng là: A. Nguồn thức ăn chưa được đảm bảo.
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam đã và đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là Nguồn thức ăn chưa được đảm bảo.
Chăn nuôi lợn liên tục gặp khó khăn, mặc dù dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ nhưng nếu không có biện pháp phòng chống sát sao vẫn sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại.
Cùng với đó, giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng khiến việc tái đàn đã khó nay càng khó hơn. Giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, tăng từ 3-5 lần so với trước đây, có loại tăng 6-7 lần. Nguyên nhân của sự tăng giá này chủ yếu đến từ việc giá nhập khẩu của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng cao. Trong những tháng đầu năm, thời tiết bất lợi bất lợi ở một số nước xuất khẩu lớn, cước tàu biển tăng vọt vì khan hiếm container, Trung Quốc đẩy mạnh thu mua, nhập khẩu ngũ cốc… đã tác động lớn tới giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới và giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
Hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Giá thành sản phẩm đang ở mức còn cao, chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi. Vì vậy nhiều sản phẩm tốt vẫn chưa được người dùng biết đến và tin tưởng.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến giá thành cao là do thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Hơn nữa, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
Mỗi năm cả nước cần hơn 33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nhưng sản xuất trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (tương đương khoảng 40%), còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.Ngành sản xuất TĂCN trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu TĂCN trên thế giới. Từ đầu năm 2022 đến nay, giá TĂCN đã có 4 lần điều chỉnh tăng. Để người chăn nuôi giảm bớt gánh nặng do giá TĂCN tăng cao.
Về lâu dài, các địa phương cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu, chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt hiệu quả thấp sang trồng ngô, sắn… Đồng thời tăng cường liên kết giữa cơ sở sản xuất TĂCN với cơ sở kinh doanh thóc gạo để thu mua tấm, cám gạo và phát triển sản xuất protein từ côn trùng để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu hiện nay.
>>>Tham khảo: Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta là?