Sau năm 1945, nhiều nước Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị quân đội phát xít chiếm đóng. Khó khăn lớn nhất của Tây Âu sau năm 1945 là nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh Thế Giới.
A. Tây Âu bị mất hết thuộc địa.
B. Nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh Thế Giới.
C. Sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ sau năm 1945
D. Vị thế Tây Âu bị suy giảm nghiêm trọng trên trường Quốc tế
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Khó khăn lớn nhất của Tây Âu sau năm 1945 là
Khó khăn lớn nhất của Tây Âu sau năm 1945 là nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh Thế Giới.
Sau năm 1945, nhiều nước Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị quân đội phát xít chiếm đóng. Khó khăn lớn nhất của Tây Âu sau năm 1945 là nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh Thế Giới. Các nước đều bị mắc nợ, đến tháng 6 - 1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh.
Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a... đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là Kế hoạch Mác-san).
Những năm đầu sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.
Các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) , chạy đua vũ trang nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Sau chiến tranh bị chia cắt thành 2 nước: Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949) và Cộng hòa Dân chủ Đức (10/1949)
- 3/10/1990, nước Đức thống nhất trở lại, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.
>>> Tham khảo: Nguyên nhân nào khiến Tây Âu bùng nổ dân số?
Câu 1: Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập trong nửa sau thế kỉ XX là
A. Ngân hàng Thế giới (WB).
B. Cộng đồng châu Âu (EC)
C. Đại hội dân tộc Phi (ANC).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đáp án: B
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?
A. Do tác động của hội nghị Ianta
B. Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử
C. Do sự tương đồng về văn hóa
D. Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản
Đáp án: A
Câu 3: Sự kiện nào ở Tây Âu đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Mĩ và Liên Xô
A. Sự ra đời của Cộng hòa Liên bang Đức (9 - 1949).
B. Mĩ ban hành kế hoạch Mác - san.
C. Mĩ lôi kéo hàng loạt các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Sự trở lại thống trị của các nước Tây Âu ở hệ thống thuộc địa trước chiến tranh.
Đáp án: A
Câu 4: Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
B. Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
C. Sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. "Chiến tranh lạnh" kết thúc, Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã.
Đáp án: D
Câu 5: Nguyên nhân chính nào khiến các nước Tây Âu có sự điều chỉnh đường lối đối ngoại từ những năm cuối thế kỉ XX đầu XXI?
A. Sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
B. Sự bùng nổ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
C. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.
D. Cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ,
Đáp án: C
----------------------------------------
Trên đây là tất cả nội dung về Khó khăn lớn nhất của Tây Âu sau năm 1945 là gì?, Top lời giải mong các bạn sẽ rút cho mình được một học hay nhất cho bản thân và cám ơn bạn đã theo dõi trang Top lời giải nhé, Top lời giải chúc các bạn học thật tốt!