logo

Khi tần số dòng điện tăng thì?

Câu hỏi: Khi tần số dòng điện tăng thì?

   Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm

A. tăng lên 2 lần.

B. tăng lên 4 lần.

C. giảm đi 2 lần.

D. giảm đi 4 lần.

Trả lời:

Chọn B

   Cảm kháng ZL = ω.L = L.2pf (W) → ZL tỉ lệ thuận với f

   Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm tăng lên 4 lần.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải  tham khảo thêm về dòng điện xoay chiều nhé!


1. Khái niệm dòng điện xoay chiều:

Khi tần số dòng điện tăng thì?

     - Khái niệm: là dòng điện có cường độ là hàm số sin hoặc cos của thời gian.

     i = I0 cos(ωt + φ)

     - Những đại lượng đặc trưng:

     i : cường độ dòng điện tức thời.

     I0: cường độ dòng điện cực đại.

     ω: tần số góc w = 2π/T = 2πf

     ωt + φ: pha dao động của i

     φ: pha ban đầu của i

     I = I0/√2 : cường độ dòng điện hiệu dụng. Ý nghĩa: nếu thay dòng điện xoay chiều có cường độ dòng điện cực đại là I0 bằng một dòng điện không đổi, để tác dụng của 2 dòng điện này là như nhau (công suất như nhau) thì dòng một chiều phải có cường độ là I.

     Khi tính toán, đo lường, ... các đại lượng của mạch điện xoay chiều, người ta chủ yếu tính hoặc đo các giá trị hiệu dụng.


2. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.

Khi tần số dòng điện tăng thì? (ảnh 2)

     Nguyên tắc: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi cho khung dây có N vòng dây, có diện tích S, quay đều quanh trục của nó với tốc độ góc ω, trong một từ trường đều B→,  có phương vuông vuông góc với trục quay. Tại thời điểm ban đầu góc giữa B→ và vec tơ pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây là φ.

Khi tần số dòng điện tăng thì? (ảnh 3)

3. Cường độ hiệu dụng I của dòng điện xoay chiều

    Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trên R bởi dòng điện không đổi ấy bằng công suất trung bình tiêu thụ trên R bởi dòng điện xoay chiều nói trên.

Khi tần số dòng điện tăng thì? (ảnh 4)

4. Công suất của dòng điện xoay chiều - Hệ số công suất

a) Công suất trung bình của dòng điện xoay chiều (gọi tắt là công suất của dòng điện xoay chiều)

P = RI2 = UIcosφ

với U là điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch; I là cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong đoạn mạch; φ là độ lệch pha giữa điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời chạy trong đoạn mạch.

b) Hệ số công suất

cosφ = R/Z

Lưu ý:

    Để viết biểu thức điện áp ở hai đầu đoạn mạch RL hoặc LC...ta cần tính điện áp cực đại và pha ban đầu của điện áp ở hai đầu đoạn mạch RL hoặc LC... Khi tính ta dựa trên nguyên tắc, đoạn mạch đang khảo sát thiếu vắng phần tử nào so với đoạn mạch RLC thì cho phần tử đó nhận giá trị 0 trong tất cả các công thức của đoạn mạch RLC.

Ví dụ: Đoạn mạch chỉ có RL nối tiếp (thiếu C so với đoạn mạch RLC) ta có các công thức sau

Khi tần số dòng điện tăng thì? (ảnh 5)

    Trong trường hợp cuộn cảm có điện trở thuần đáng kể, thì ta coi mạch đó có một cuộn cảm L không có điện trở thuần mắc nối tiếp với một điện trở thuần R không có độ tự cảm (vì dòng điện đi từ đầu này tới đầu kia cuộn cảm).

   Trường hợp đoạn mạch đang khảo sát gồm nhiều phần tử giống nhau, thì trong các công thức phải thay bởi giá trị tương đương của chúng.

Khi tần số dòng điện tăng thì? (ảnh 6)

   Nếu các phần tử giống nhau mắc nối tiếp thì trị tương đương của chúng sẽ là

R = R1 + R2 +....
ZL = ZL1 + ZL2 +....
ZC = ZC1 + ZC2 +....

   Nếu các phần tử giống nhau mắc song song thì trị tương đương của chúng sẽ là

1/R = 1/R1 + 1/R2 +....
1/ZL = 1/ZL1 + 1/ZL2 +....
1/ZC = 1/ZC1 + 1/ZC2 +....

icon-date
Xuất bản : 27/10/2021 - Cập nhật : 15/12/2022