logo

Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây sai

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây sai

Câu hỏi 1: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây sai?

A. Liên kết của nhóm –CO với nhóm –NH- giữa đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

 Đáp án đúng: D

Câu hỏi 2: Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây là sai

A.Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B.Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

C.Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit

D.Thủy phân hoàn toàn protein thu được các α−amino axit.

 Đáp án đúng: D

Cùng Top lời giải tìm hiểu về peptit và protein nhé:


A. Peptit

I. Khái niệm, phân loại

1. Khái niệm

- Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit

- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit

[CHUẨN NHẤT] Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây sai

2. Phân loại

Các peptit được phân thành hai loại:

 a) Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, …

 b) Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

II. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp

1. Cấu tạo

- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH.

2. Đồng phân

- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!

3. Danh pháp

- Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).

           Ví dụ:

[CHUẨN NHẤT] Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây sai (ảnh 2)

              Glyxylalanyl valin (Gly – Ala – Val)

III. Tính chất vật lý

- Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước

IV. Tính chất hóa học

1. Phản ứng màu biure

 - Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím đặc trưng

- Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím

2. Phản ứng thủy phân

 - Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng

- Sản phẩm: các α-amino axit

[CHUẨN NHẤT] Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây sai (ảnh 3)

B. Protein

I. Khái niệm, phân loại

1. Khái niệm

 - Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

2. Phân loại

- Protein được phân thành 2 loại:

+ Protein đơn giản: được tạo thành chỉ từ các α-amino axit

 + Protein phức tạp: được tạo thành từ các protein đơn giản kết hợp với các phân tử không phải protein (phi protein) như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat...

II. Tính chất vật lý

1. Hình dạng:

 - Dạng sợi: như keratin (trong tóc), miozin (trong cơ), fibroin (trong tơ tằm)

 - Dạng cầu: như anbumin (trong lòng trắng trứng), hemoglobin (trong máu)

2. Tính tan:

- Protein hình sợi không tan, protein hình cầu tan

3. Sự đông tụ:

- Là sự đông lại của protein và tách ra khỏi dung dịch khi đun nóng hoặc thêm axit, bazơ, muối

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

- Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng hoặc xúc tác enzim

- Sản phẩm: các α-amino axit

2. Phản ứng màu

  Protein trong lòng đỏ trứng
HNO3 đặc Kết tủa vàng (do sản phẩm có nhóm NO2)
Cu(OH)2 Phức chất màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure)

Có 2 dạng bài tập cơ bản về peptit và protein


C. Bài tập về phản ứng thủy phân

1. Phương pháp giải bài toán về phản ứng thủy phân:

Xét peptit tạo thành từ n gốc α- amino axit.

+ Môi trường trung tính:

Peptit + (n – 1)H2O → α- amino axit

Công thức:

1. npeptit + nH2O = nα- amino axit

2. mpeptit + mH2O = mα- amino axit

+ Môi trường axit:

Peptit + (n – 1)H2O +nHCl → nClNH3RCOOH

Công thức:

1. Mpeptit = ∑Mα- amino axit – 18(n – 1)

2. npeptit + nH2) = nHCL = nmuối

3. mmuối = mpeptit + mH2O + mHCl

+ Môi trường kiềm:

Peptit + nNaOH → nNH2RCOONa + 1H2O

Công thức:

1. Npeptit = n

2. nNaOH PƯ = nmuối = n.nn-peptit

3. mmuối = mpeptit + mNaOH – mH2O

Ví dụ: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là?

1. tripeptit

2. tetrapeptit

3. pentapeptit

4. đipeptit

Hướng dẫn giải chi tiết:

Nalanin = m/M = 66,75/89 = 0,75 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

Mpeptit + mH2O = malanin → mH2O = malanin – mpeptit = 66,75 – 55,95 = 10,8 gam

→ nH2O = m/M = 10,8/18 = 0,6 mol

Do X chỉ tạo từ alanin → X có dạng: (Ala)n.

Phương trình hóa học: (Ala)n + (n-1)H2O → nAla

(n – 1)         n                 mol

0,6              0,75            mol

→ 0,75(n – 1) = 0,6n → n = 5

Vậy X là pentapeptit có công thức: Ala-Ala-Ala-Ala-Ala.

→ Chọn C.

2. Bài tập về phản ứng đốt cháy peptit và bài tập về các hợp chất khác chứa Nitơ

Ví dụ: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. X là:

1. metyl aminoaxetat.

2. alanin.

3. glyxin.

4. amoni acrylat.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Metyl aminoaxetat: H2N – CH2 – COO – CH3

Alanin: H2N – CH(CH3) – COOH

Glyxin: H2N – CH2 – COOH

Amoni acrylat: CH2 = CHCOONH4

Trong các chất trên chỉ có CH2 = CHCOONH4 phản ứng với dung dịch brom.

Vậy X là: CH2 = CHCOONH4

Vậy đáp án đúng là D.

icon-date
Xuất bản : 21/08/2021 - Cập nhật : 25/08/2021