logo

Khi gặp kẻ thù mực thường có hành động như thế nào?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Khi gặp kẻ thù mực thường có hành động như thế nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 7 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Khi gặp kẻ thù mực thường có hành động như thế nào?

A. Vùi mình sâu vào trong cát.

B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.

C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.

D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.

Trả lời: 

Đáp án đúng: Đáp án B

Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù để trốn. Hỏa mù mực phun ra che mắt động vật khác, còn mực di chuyển ngược lại

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về con mực nhé


Kiến thức tham khảo về con mực


1. Cấu tạo con mực

- Mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân.

Khi gặp kẻ thù mực thường có hành động như thế nào?

- Phần đầu có 8 -10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn phần thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong cấu tạo bằng đá vôi xốp bọc một lớp sừng mỏng. Mực có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống ở tầng nước sâu có độ mặn cao, thành từng đàn ở dưới đáy. Mực ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn.

- Mực là loài động vật rất là thông minh và lanh lợi.

- Mực săn mồi theo cách rình mồi ở một chỗ, thường ẩn náu ở nơi có nhiều rong rêu. Trên cơ thể của mực làm cho chúng có màu sắc của môi trường. Khi mồi vô tình đến gần, mực vươn hai tua dài ra bắt mồi rồi co về dùng 8 tua ngắn đưa vào miệng.

- Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại phần mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch lớp vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.

- Đặc tính thích nghi ấn tượng nhất của mực chính là mưu mẹo đánh lừa kẻ thù. Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là sắc tố bào, chúng chứa sắc tố màu đen, nâu, đỏ, vàng. Sắc tố bào phản chiếu các tế bào bên dưới giúp mực thay đổi màu theo môi trường và ẩn thân. Khi các cơ co lại, màu của tế bào bị phô ra, ngược lại, khi các cơ giãn ra, màu cũng được giấu đi. Mỗi sắc tố bào được điều khiển riêng biệt bởi hệ thần kinh, vậy nên, trong khi vài cái nở ra, số còn lại giữ nguyên hiện trạng. Hiện tượng này được gọi là ngụy trang màu sắc tương phản, khiến thân dưới của mực có màu nhạt hơn thân trên, loại bỏ bóng khiến kẻ thù không thể nhận ra nó từ bên dưới.


2. Thịt mực có dinh dưỡng không?

- Trong thịt mực chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như Protid, Lipid, Fe, Ca, Vitamin B1, B2, B6, B12, PP. 

- Trong mai mực có chứa canxi dưới dạng cacbonat, photphat, sunfat,...cùng các chất hữu cơ khác. Mai mực có vị tanh, tính ấm, không độc và có tác dụng chỉ huyết rất hiệu quả.

- Ngoài ra, hàm lượng các chất vi lượng như đồng, kẽm có trong thân mực chiếm tỉ lệ rất lớn, đây là thành phần cơ bản để hình thành một lượng lớn hồng cầu cho cơ thể.

- Thịt mực chứa rất nhiều selenium, là thành phần quan trọng để làm giảm tình trạng oxy hóa ở người, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và đường huyết.

- Thịt cá mực có tính ngọt, vị chua nên có tác dụng bổ trung, tính bình, tích khí và giúp điều kinh. Chính vì những lẽ đó, ngoài chức năng chính làm thực phẩm, mực có thể được sử dụng để làm thuốc.


3. Sinh sản

Tập tính sinh sản của loài mực Mùa sinh sản của mực diễn ra quanh năm và mỗi loài phân bố ở những vùng địa lý khác nhau sẽ có mùa sinh sản tập trung khác nhau. 

Chúng di chuyển đến vùng nước sâu, đẻ trứng thành từng chùm xuống đáy biển ở những nơi có bùn, cát hay cỏ, rong rêu che phủ. Sau đó, mực ở lại canh giữ và thỉnh thoảng phun nước vào trứng để làm giàu oxy, giúp trứng mau phát triển. 

Phần lớn mực chỉ sống trong một năm nên chúng sinh sản rất nhanh. Mỗi lần sinh sản, mực cái có thể cho ra đến 50.000 quả trứng. Sau một thời gian, mực con sẽ chui ra từ trứng mà không phải qua giai đoạn ấu trùng như những loài thân mềm khác. 

Sau khoảng vài chục ngày, chúng tách khỏi bố mẹ và bắt đầu chu trình sinh sản mới.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads