logo

Khi đọc bản vẽ chi tiết phải đọc nội dung gì trước?

Câu hỏi: Khi đọc bản vẽ chi tiết phải đọc nội dung gì trước? 

Trả lời: 

 Phải đọc Khung tên trước

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bản vẽ chi tiết nhé!


I. Nội dung của bản vẽ chi tiết

    Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

Khi đọc bản vẽ chi tiết phải đọc nội dung gì trước?

II. Đọc bản vẽ chi tiết

Trình tự đọc

Nội dung cần hiểu

Bản vẽ ống lót

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết

- Vật liệu

- Tỉ lệ

- Ống lót

- Thép

- 1:1

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Vị trí hình cắt

- Hình chiếu cạnh

- Hình cắt ở hình chiếu đứng

3. Kích thước

- Kích thước chung các chi tiết

- Kích thước các phần của chi tiết

- 28, 30

- Đường kính ngoài 28

- Đường kính lỗ 16

- Chiều dài 30

4. Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công

- Xử lí bề mặt

- Làm tù cạnh

- Mạ kẽm

5. Tổng hợp

- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết

- Công dụng của chi tiết

- Ống trụ hình tròn

- Lót giữa chi tiết


III. Cách lập bản vẽ chi tiết

Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.

   Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn.

Bước 2: Vẽ mờ.

   Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt…

Bước 3: Tô đậm.

   Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa những sai sót, kẻ đường gạch gạch của mặt cắt, kẻ đường gióng và đường ghi kích thước. Vẽ các nét đậm.

Bước 4: Ghi phần chữ.

  Ghi kích thước, yêu cầu kĩ thuật, nội dung khung tên.


IV. Công dụng và nội dung của bản vẽ chi tiết

 Một bản vẽ chi tiết sẽ bao gồm những mục sau đây:

     Các hình biểu diễn: hình chiếu theo các hướng như hình chiếu bằng, hình chiếu chính và hình chiếu cạnh. Trong một số trường hợp có thể đưa cả hình chiếu 3D vào để giúp người đọc dễ dàng hình dung hình dạng chi tiết. Bên cạnh đó còn thể hiện được những vị trí mặt cắt.

     Khung tên, bản vẽ: ở khung này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản như tên gọi chuẩn của chi tiết, vật liệu gia công,dung sai hình học, số lượng cần chế tạo, tỉ lệ bản vẽ so với vật thật và tên người thiết kế… Tất cả đều là những thông tin vô cùng quan trọng.

     Kích thước: thể hiện chính xác, hoàn chỉnh, hợp lý độ lớn của từng bộ phận chi tiết máy cần thiết cho quy trình chế tạo sản phẩm và kiểm tra.

     Các yêu cầu kỹ thuật: mục này bao gồm những ký hiệu về giá trị độ nhẵn bề mặt, dung sai kích thước cho phép, dung sai hình học, các yêu cầu về nhiệt luyện hay những chi dẫn, ghi chú về gia công, kiểm tra, điều chỉnh… tuy nhiên mục này cũng đòi hỏi những người có kiến thức mới có thể nắm được ý nghĩa của từng kí hiệu.

    Bản vẽ chi tiết ngày nay không chỉ đơn thuần được sử dụng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nữa mà đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác từ đơn giản cho tới phức tạp. 


V. Sự khác biệt giữa bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết

   Mặc dù là hai bản vẽ khác nhau nhưng bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp đều có các điểm tương đồng như sau:

   Đều là bản vẽ kỹ thuật, phục vụ cho việc lắp ráp, sửa chữa các máy móc, công cụ dụng cụ,…

   Đều có khung tên, hình biểu diễn, kích thước, phục vụ cho việc đọc bản vẽ

   Đều có các hình biểu diễn, kích thước và các khung tên

   Khác nhau:

   Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kỹ thuật bắt buộc người sử dụng phải tuân theo

   Bản vẽ lắp có bảng kê và biểu diễn được nhiều chi tiết

icon-date
Xuất bản : 30/10/2021 - Cập nhật : 03/11/2021