logo

Khí áp giảm khi nhiệt độ?

icon_facebook

Khí áp giảm khi nhiệt độ tăng lên. Khi nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến khí áp giảm đi vì: nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.


Trắc nghiệm: Khí áp giảm khi nhiệt độ

A. Tăng lên. 

B. Giảm đi. 

C. Không tăng. 

D. Không giảm.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Tăng lên

Khí áp giảm khi nhiệt độ tăng lên.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Khi nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến khí áp giảm đi vì: nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Khí áp là gì?

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Tùy theo tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau theo đó khí áp cũng khác nhau. 

Trên trái đất khí áp được phân bố theo các đai áp cao, đai áp thấp vừa xen kẽ và đối xứng qua áp thấp xích đạo. Cụ thể như sau:

- Ở đầu hai cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là đai áp thấp. Tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam là đai áp cao. Và đai áp thấp nằm trong vùng xích đạo cuối cùng. Để dễ hình dung, chúng ta có thể quan sát hình vẽ sau:

[ĐÚNG NHẤT] Khí áp giảm khi nhiệt độ?

- Các đai áp thấp: Nằm ở những vị độ 60 độ, 0 độ và 60 độ

- Các đai áp cao: Nằm ở những vĩ độ 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ. 

Xem thêm:

>>> Hệ thống các đai khí áp trên trái đất gồm?


2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp

a. Khí áp thay đổi theo độ cao

 Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.

b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ

- Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.

- Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

c. Khí áp thay đổi theo độ âm

- Không khí chứa nhiều hơi nước khí áp giảm. 

- Nguyên nhân là do hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ của không khí khô.


3. Khí áp cao và khí áp thấp

a. Khí áp cao là gì?

Khí áp cao là một loại khí áp có tính chất là lạnh và khô. Gió ở trong khu vực áp suất cao sẽ chảy ra từ các khu vực có áp suất cao hơn và gần với trung tâm của chúng về phía vùng áp suất thấp hơn và cách xa trung tâm của chúng.

b. Khí áp thấp là gì?

Trái ngược lại với khí áp cao thì chúng ta sẽ có khí áp thấp, dòng khí áp này có tính chất nóng và ẩm.

c. Khí áp thấp và khí áp cao được hình thành như thế nào?

Khí áp cao và khí áp thấp được tạo nên là do sức nén của không khí xuống bề mặt của Trái Đất. Khi các khí áp thông thường không tách rời nhau mà tạo thành những mảng nối kết với nhau rồi tạo thành các đai khí áp.

Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ cũng như độ ẩm, tính chất khí hậu mà người ta sẽ phân ra làm hai khí áp đó là khí áp cao với khí áp thấp.

Do sự nóng lạnh của mỗi nơi là không giống nhau nên nhiệt độ trên mặt đất sẽ có cao có thấp. Điều này cũng sẽ làm cho khí áp ở các nơi phân bố không được đồng đều.

d. Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

Cụ thể, ở những nơi lạnh thì khí áp sẽ cao, những nơi nóng thì khí áp sẽ thấp. Sự thay đổi không ngừng của khí áp như vậy sẽ gây ra các loại thời tiết khác nhau. Thông thường thì khi khí áp thấp trời sẽ âm u và đổ mưa. Còn khi khí áp cao thì trời sẽ khô ráo, trong xanh. Điều này sẽ giúp ích cho chúng ta trong công việc dự báo tình hình thời tiết hàng ngày phục vụ đời sống.


6. Đơn vị đo khí áp là gì? Dụng cụ đo khí áp

Đơn vị đo người ta thường sử dụng cho khí áp là mm thủy ngân (mi-li thủy ngân). Ở một số trường hợp, cũng có thể sử dụng đơn vị bar, mbar để đo khí áp.

Ví dụ:

- 760 mm thủy ngân = 1.013,25 mbar

- 1 bar = 1000 mbar.

Khí áp trung bình chuẩn trên bề mặt biển (ngang với mặt biển) là khí áp có trọng lượng bằng với trọng lượng của cột thủy ngân có tiết diện là 1 cm2 và có giá trị là 760 mm thủy ngân. Những nơi có khí áp lớn hơn so với mức khí áp đại dương được gọi là khí áp cao, còn những nơi có giá trị khí áp thấp hơn so với giá trị này sẽ được gọi là khí áp thấp.

Việc đo được khí áp chính xác nhất có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, dữ liệu này giúp đưa ra những dự đoán về thời tiết. Nhờ đó giúp con người hạn chế được những hậu quả nặng nề do thiên tai, thời tiết cực đoan gây ra Và để có thể được được chính xác khí áp, người ta sử dụng tới áp kế. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể đo được áp suất do khí quyển gây ra bằng cách dùng các chất như khí, nước hoặc thủy ngân.  Khi xu hướng của áp suất thay đổi cũng có thể dự báo ngắn hạn trong dự báo thời tiết.

icon-date
Xuất bản : 08/05/2022 - Cập nhật : 08/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads