logo

Khái quát về Rừng xà nu

Đề bài: Khái quát về Rừng xà nu


1. Tác giả Rừng xà nu

   Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã gắn bó máu thịt với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính vùng đất và con người nơi đây đã để lại nhiều dấu ấn trong những  trang viết của ông qua  “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã khắc họa thành công (dẫn theo yêu cầu của đề bài)


2. Hoàn cảnh ra đời Rừng xà nu

    “Rừng Xà Nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.


3. Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu

Khái quát về Rừng xà nu ngắn gọn, chi tiết

    Tnú về thăm làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ kí chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho cả làng nghe. Tiếng nói rất trầm. " Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta". Cụ Mết kể về những lần dân làng bị bọn giặc tra tấn, giết hại. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng nó được vượt thác, xé rừng mà, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc Nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị giặc đày đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, cùng dân làng Xô Man chuẩn bị khởi nghĩa. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ổn về vây ráp làng. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai.Vì thương con, thương vợ, tay không Tnu cứu hai mẹ con. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay anh. Cụ Mết và 10 thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và giết chết tất cả 10 tên ác ôn cứu được Tnú. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng..." Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy... thằng Dục, "đúng chớ... chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!". Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.


4. Nội dung chính tác phẩm Rừng xà nu

    Nói về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, và với bài học trong kháng chiến của cụ Mết - trưởng bản, đúc kết "Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo". Qua đó làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ cách mạng gan góc, dũng cảm Tnú. Câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man. Rừng xà nu là một tác phẩm mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn giản dị, giàu hình ảnh đặc dắc , tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ của núi rừng, của con người Tây Nguyên trong kháng chiến.


5. Giá trị nghệ thuật trong Rừng xà nu

- Rừng Xà Nu được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể qua lời kể của cụ Mết. Mang không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết. Xây dựng được những hình tượng cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên. Ngôn ngữ mang đậm chất Tây Nguyên.

- Xây dựng thành công các nhân vật vừa cá nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, T nú, Dít,…)

- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm.


6. Các thế hệ anh hùng Tây Nguyên trong tác phẩm Rừng xà nu- nhân vật

Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man. 

a) Cụ Mết

Cụ Mết “Quắc thước như một cây xà nu lớn” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.

Ngoại hình của cụ Mết: Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn

Tính cách của cụ: Cụ Mết như một cây xà nu cổ thụ lớn, luôn yêu thương và che chở cho dân làng. Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên – quả quyết, gan dạ, sáng suốt, có lập trường, lí trí, biết nhìn xa trông rộng.

b) Tnú

    Trước hết, Tnú là chàng trai có hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhưng lại vô cùng gan góc, dũng cảm, mưu trí.

    Anh Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong tình yêu thương của dân làng Xô man, dưới sự chở che của cánh rừng xà nu và những lời dạy bảo của từ Mết, Tnú đã sớm bộc lộ bản lĩnh, sự gan góc, kiên cường. Cậu bé dáng người nhỏ bé khi đó đã xung phong làm liên lạc, truyền tin và đưa đón biết bao người cộng sản vượt suối, băng rừng để tránh sự lùng bắt của giặc. Cậu bé dáng người nhỏ xíu khi đó vẫn xung phong làm liên lạc, truyền tin và đưa đón biết bao người cộng sản vượt suối, băng rừng trốn tránh sự lùng bắt của giặc.

   Tnú còn có một trái tim yêu thương và lòng căm thù giặc sâu sắc.

   Được dân làng yêu thương, bảo bọc nên Tnú gắn bó với buôn làng,coi dân làng như những người cha, người mẹ, người em của mình, gắn bó với mảnh đất và cánh rừng xà nu bạt ngàn của nơi đây. Tnú giúp đỡ cách mạng, trở thành một người cộng sản cũng vì yêu thương và muốn bảo vệ quê hương khỏi nanh vuốt của kẻ thù. Tình yêu của Tnú còn thể hiện qua hành động xông ra để cứu mẹ con Mai, dù biết chắc hai bàn tay trắng của mình không thể chống lại súng của bọn thằng Dục. Mai và con anh bị giết chết ngay trước mắt. Giặc tàn phá quê hương, tàn phá thân thể và cướp đi cả gia đình anh. Đối với dân làng, Tnú là một biểu tượng cho sức mạnh, niềm tin và ý chí. Bên cạnh lời kể của cụ Mết, Tnú là hiện thân của những khát vọng vươn lên, đấu tranh và không bao giờ chùn bước. Mỗi lời anh nói, mỗi hành động của anh đều khiến dân làng Xô Man tự hào và có thể để lại một tầm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân Xô Man.

    Tnú là một người chiến sĩ dũng cảm và trung thành

    Tnú có tính cách Gan góc, gan lì, thông minh, sáng dạ: khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết

    Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng: bị lửa đốt mười đầu ngón tay Tnú không thèm kêu van, không khai ra, bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành với tổ quốc, đất nước.

    Tnú là chàng trai có tính kỉ luật cao: cấp trên cho về một đêm thì Tnú về một đêm, sáng hôm sau lại đi ngay.

    Tnú là người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ, con: Khi chúng kiến cảnh mẹ con Mai bị tra tấn “con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”, “Tnú nhảy xổ ra” dù biết với bàn tay trắng anh không thể làm gì.

    Tnú là người con của buôn làng Xô Man, luôn nhớ đến dù đi đâu vẫn đầy tình nghĩa với dân làng: xin về thăm làng để nước suối của làng giội lên người.

⇒ Tnú là người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên, là nòng cốt của cuộc kháng chiến, biết nén đau thương của cá nhân vì lợi ích của cả cộng đồng, dân tộc.

=> Tất cả họ là một tập thể anh hùng, là sự nối tiếp nhau qua các thê hệ, biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.

c) Nhân vật Dít và bé Heng

    Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp người cán bộ cách của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

    Dít là Là người con gái dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để chiến đấu và trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…

    Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

    Bé Heng còn nhỏ tuổi nhưng đã tham gia làm nhiệm vụ cách mạng:cô gái nhỏ ấy thông thuộc từng hố chông, từng chiến điểm để làm liên lạc, dẫn đường cho cán bộ cách mạng, cho khách đến làng. Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để cho cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.


7. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Rừng xà nu

- Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Ý nghĩa tả thực : Nhà văn nói về cây xà nu - một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết. Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.

+ Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.


8. Sơ đồ tư duy tác phẩm Rừng xà nu

Khái quát về Rừng xà nu ngắn gọn, chi tiết (Ảnh 2)

9. Phân tích Rừng xà nu

    “Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng về dấu ấn cá nhân nhất trong phong cách viết văn của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Bên cạnh đó,”Rừng xà nu” còn là một tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn học kháng chiến chống Mỹ. Đó là một bài hịch đanh thép hùng hồn cổ vũ mọi người đứng lên chiến đấu giành độc lập.

    Nhan đề “rừng xà nu” mở ra hình tượng trung tâm tác phẩm. Đó là một loài cây đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Qua đó, góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, tạo ra không gian nghệ thuật rộng lớn. Nó gợi dậy hương sắc Tây Nguyên, sức sống và hơi thở Tây Nguyên. Từ đó soi sáng tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

    Rừng xà nu là hình ảnh mở đầu cũng là hình ảnh xuyên suốt và kết thúc tác phẩm. Vì vậy có thể nói đây là hình ảnh bao trùm truyện ngắn và có một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Nó trở đi trở lại như một ám ảnh của nhà văn cũng như bạn đọc. Đây là hình ảnh khơi nguồn cảm xúc để nhà văn sáng tạo, suy ngẫm, là mạch thẩm mĩ để dẫn dắt nhà văn miêu tả, kể chuyện đúng với những tâm sự của ông.

    Cây xà nu hiện lên với những vẻ đẹp tự nhiên gắn liền với năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành sử dụng những câu văn ngắn tạo nên nơi người đọc ấn tượng khá mạnh mẽ về bối cảnh lịch sử, thời đại. Qua đó, nhà văn thể hiện giá trị tố cáo mạnh mẽ bản chất độc ác, dã man của kẻ thù cũng như sức hủy diệt vô cùng của bom đạn, chiến tranh.

    Hầu hết tác giả nêu lên một cách trực tiếp bom đạn không chỉ hủy diệt con người mà còn hủy diệt cả thiên nhiên. Để rừng xà nu, cây xà nu hiện lên trong hoàn cảnh đặc biệt giúp nhà văn làm nổi bật sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Thiên nhiên ở đây không chỉ là bức tranh mĩ lệ mà còn là nạn nhân, một chứng nhân lịch sử và đồng thời cũng tham gia vào bản hùng ca của buôn làng, của cộng đồng.

    Cùng với bức tranh thiên nhiên mà cây xà nu đại diện cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên thì nhà văn còn xây dựng hình tượng tập thể dân làng Xô Man qua nhiều thế hệ. Trong đó, cụ Mết đi vào tác phẩm là một già làng, kết tinh đẹp đẽ nhất phẩm chất tốt đẹp, khát vọng của cả cộng đồng. Cụ cũng là người chỉ huy cao nhất là điểm tựa tinh thần cũng là linh hồn của cuộc đấu tranh giải phóng quê hương.

    Cụ Mết là người phát ngôn câu nói giản dị nhưng chắc nịch nêu cao kinh nghiệm sống và chiến đấu của dân làng Xô Man. Cụ hiện lên như một pho tượng sự sống tượng trưng cho lịch sử, cội nguồn, sức sống bền bỉ cùng với truyền thống hiên ngang bất khuất của cả dân làng. Cụ Mết được xây dựng với bút pháp sử thi và lí tưởng hóa khiến người đọc liên tưởng tới các tù trưởng trong tác phẩm sử thi cổ đại.

    Nếu cụ Mết đại diện cho thế hệ đi trước với tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước dũng cảm thì Tnú là thế hệ đi sau. Qua lời văn của Nguyễn Trung Thành Tnú mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự cưu mang của dân làng Xô Man. Ở Tnú là sự gan góc, táo bạo của con người sinh sinh ra và lớn lên nơi núi rừng. Có cái gì vừa mạnh mẽ, hiện đại vừa kiên cường bất khuất không hề nhụt chí, nản lòng trước những khó khăn, hiểm nguy hay trước những lời đe dọa nào.

    Ở Tnú còn là sự nhanh nhẹn, thông minh và rất bản lĩnh và tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đặc biệt là hình ảnh bàn tay Tnú bị thiêu đốt gây ấn tượng mạnh nơi người đọc. Qua đó, tô đậm tính cách, số phận và cuộc đời của Tnú. Nhân vật Tnú đi vào tác phẩm là nhân vật chính, có mối quan hệ gắn bó máu thịt với dân làng Xô Man.

    Tính cách, số phận và cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho số phận và cuộc đời của người dân Tây Nguyên. Anh chính là người kế tục xuất sắc, phát huy xuất sắc nhất tinh thần cách mạng của quê hương.

icon-date
Xuất bản : 18/09/2021 - Cập nhật : 20/11/2022