logo

[Kết nối tri thức] Giải Lịch sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Hướng dẫn Giải Lịch sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.


Phần mở đầu

Trong hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình giao lưu đó đã tác động như thể nào đó đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á?

Hướng dẫn giải:

* Tác động của quá trình giao lưu văn hóa tới  Đông Nam Á:

- Thứ nhất, nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ… du nhập vào Đông Nam Á. Ví dụ: 

+ Các tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo…

+ Các tác phẩm văn học của Ấn Độ, đặc biệt là 2 bộ sử thi: Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta…

+ Chữ viết của Trung Quốc, Ấn Độ…

- Thứ hai, các yếu tố văn hóa nước ngoài dần có sự hòa nhập với văn hóa bản địa của cư dân Đông Nam Á.

- Thứ ba, trên cơ sở các yếu tố văn hóa nước ngoài, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa của mình.


1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,... Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-vua (Chăm-pa, Chân Lạp,...). VD: thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia),... tục tế nước vào Phật để cầu mưa vào dịp Tết ở Cam-pu-chia

- Về Phật giáo: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.

  • Việt Nam: Phật giáo du nhập vào quãng những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
  • Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ I. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.
  • Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt quãng thế kỷ sau công nguyên ở Campuchia quãng thế kỷ V và Lào, châm hơn, quãng thế kỷ VII và chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.

    Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam á.


2. Chữ viết - văn học

Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc?

Hướng dẫn giải:

- Một số bằng chứng, chứng minh: chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:

+ Về chữ viết: 

  • Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.

Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Về văn học:

  • Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Cam-pu-chia)….
  • Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu văn học…) của Trung Quốc.

3. Kiến trúc, điêu khắc

Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm gì nổi bật?

Hướng dẫn giải:

Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm: 

  • Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo,
  • Kiểu kiến trúc An Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Laro Glong-grang (In-đô-nê-x-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),...
  • Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của An Độ với các loại hình chủ yếu là phủ điều, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,..

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỷ đầu Công nguyên?

2/ Tìm thêm thông tin và chia sẻ với bạn về một thành tựu văn hoá Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc,

3/ Em hiểu gì về biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay?

Hướng dẫn giải:

1/ - Trong lịch sử, do vị trí địa lí đặc biệt của mình, Đông Nam Á đã sớm có sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Quá trình giao lưu – tiếp xúc đó đã có nhiều tác động quan trọng đến văn hóa Đông Nam Á. Điều này được thể hiện trên những phương diện sau:

+ Lĩnh vực tín ngưỡng – tôn giáo:

  • Các hệ tư tưởng – tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân.
  • Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa.
  • Các tôn giáo của Ấn Độ và Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc; quan niệm đạo đức – triết lí sống của cư dân Đông Nam Á.

+ Lĩnh vực chữ viết:

- Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. 

-  Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Lĩnh vực văn học:

  • Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.
  • Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu văn học…) của Trung Quốc.

+ Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

2/ Thánh địa Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km, đây là quần thể tháp Chăm lớn nhất ở Việt Nam, đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa.

Các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ, thể hiện ở hình dáng tháp cũng như những bức phù điêu, các tấm bia được viết bằng chữ Phạn với hoa văn họa tiết vô cùng sống động và đẹp. Các Tháp đều hướng về phía Đông là hướng của các vị thần, là hướng sinh, tuy nhiên vẫn có một số tháp hướng về phía Tây thể hiện quan niệm của các vị vua Chăm pa muốn tìm hiểu về thế giới bên kia, thế giới không nhận biết được. 

Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1999. Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của người Champa, là nơi có không gian lý tưởng cho một trung tâm đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm Pa mang trong mình vẻ đẹp của một nền văn minh đã mất.

Các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ, thể hiện ở hình dáng tháp cũng như những bức phù điêu, các tấm bia được viết bằng chữ Phạn với hoa văn họa tiết vô cùng sống động và đẹp. Các Tháp đều hướng về phía Đông là hướng của các vị thần, là hướng sinh, tuy nhiên vẫn có một số tháp hướng về phía Tây thể hiện quan niệm của các vị vua Chăm pa muốn tìm hiểu về thế giới bên kia, thế giới không nhận biết được

Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.

Thánh địa là nơi thờ tự tôn giáo của người Chăm pa cổ đó là đạo Hindu tôn thần Sinva làm vị thần tối cao và lấy biểu tượng linga làm vật thờ chính. Các đền miếu nhỏ thờ các vị thần như thần Sấm, sét, Indra, thần mặt trời Surya, thần chiến tranh Skanda… Những nghiên cứu cho thấy, khu tháp cổ nhất được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4, sau đó các vua Chăm pa sau tiếp tục xây dựng liên tục các tháp mới trong vòng hơn 1000 năm trở thành một quần thể tháp như ngày nay. Ngoài chức năng để tế lễ, giúp những người đứng đầu nhà nước có thể đến gần hơn với nữ thần, khu Thánh địa còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm pa, là nơi chôn cất các vị vua, các thầy tu có căn tuệ nhiều quyền lực.

3/ Biểu tượng trên lá cờ ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN ổn định, hòa bình, thống nhất và năng động. Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng và vàng trên biểu tượng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN. Màu xanh da trời biểu hiện cho hòa bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động. Màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết. Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN.

icon-date
Xuất bản : 28/08/2021 - Cập nhật : 28/08/2021