logo

Kết bài Vội vàng hay nhất

          Viết văn có thể đối với một số bạn học sinh hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, làm mất của các bạn rất nhiều thời gian mà sản phẩm mang lại có khi lại không như ý muốn. Để có được một bài văn hay, ngoài việc xây dựng, triển khai đầy đủ các ý, luận điểm thì phần mở đầu, kết thúc của bài cũng được đánh giá cao. Vì thế để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có một bài văn hay cần ở người viết kỹ năng, kinh nghiệm. Sau đây sẽ là một vài gợi ý cách viết kết bài “vội vàng”, các bạn hãy tinh tế, chọn lọc để có thể áp dụng cho những bài văn của mình một cách thông minh nhé.

Kết bài Vội vàng (Top 4 bài mẫu) | Văn mẫu 11 hay nhất


Kết bài vội vàng - Bài mẫu 1

Bằng giọng thơ sôi nổi, cách dùng từ mới mẻ, sự cảm nhận thế giới bằng nhiều giác quan, sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ, Xuân Diệu đã mang đến khung cảnh mùa xuân tươi đẹp như thiên đường ngay trên mặt đất, qua đó còn là một tình yêu tha thiết, dạt dào với cuộc sống được thi sĩ gửi gắm trong thơ. Đồng thời nhân vật tôi ở đây chưa một phút giây nào ngừng khao khát được tận hưởng hết vẻ đẹp của mùa xuân để mong có một cuộc sống giàu ý nghĩa. Bài thơ không chỉ mang lại một bức tranh thiên nhiên đầy hương vị, sắc màu mà còn là bài học triết lí nhắn nhủ người đọc hãy trân quý từng khoảnh khắc trong cuộc sống này khi còn có thể. Bởi vì thời gian khi đã đi qua rồi sẽ chẳng thể níu giữ lại những gì đã mất đi, cuộc đời con người cũng thế sẽ không biết được ngày mai thế nào, tác giả mong muốn chúng ta hãy sống trọn từng khoảnh khắt ta đang có. Mượn vài câu thơ trong bài “thời gian” của tác giả Văn Cao để nói:

“thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỷ niệm trong tôi

Rơi

Như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh

Và đôi mắt em như hai giếng nước.”


Kết bài vội vàng - Bài mẫu 2

Bài thơ “vội vàng” đã diễn tả cạn kiệt nỗi khao khát được sống đủ đầy, sống có ý nghĩa của Xuân Diệu. Đó cũng là một cách sống mãnh liệt, bùng cháy:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

Bài thơ là một tia lửa phát sáng, thức tỉnh cái ý thức biết yêu thương trọn vẹn, trân trọng cuộc sống, biết tận hưởng vẻ đẹp mà đời ban cho, đừng để thời gian trôi đi một cách vô ích. Vội vàng ở đây không phải là ta sẽ chạy đua thật nhanh, sống cho qua ngày, làm mọi điều một cách qua loa, không có sự chăm chút, cố gắng mà điều cần vội vàng chính là sống đẹp, sống tận hưởng trọn vẹn từng giây phút, say đắm cảnh đời, yêu thương hết mình, cho đi chân tình. Và vội vàng đã thể hiện thật đầy đủ, cuốn hút quan niệm nhân sinh của chính nhà thơ Xuân Diệu


Kết bài vội vàng - Bài mẫu 3 

Dừng lại ở lời thơ, giai điệu thơ trong “Vội vàng” thì ta mới thấy “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu dành trọn trong thơ mình một khung trời của cái tôi trong của xã hội thời hiện đại, thấm nhuần tư tưởng phương Tây rất cầu tiến, tích cực. Việc làm thơ cuả Xuân Diệu không còn đơn thuần là sự cảm nhận về thế giới xung quanh ông, mà qua thơ để phát ngôn cho thế giới bên trong của chính mình, những xúc cảm, những sắc thái tình cảm, hay đó là những mơ ước, khát vọng giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Như ở vôi vàng ta thâý một cái tôi trữ tình sống cuống quýt, vồ vập hết mình để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc, giây phút đất trời mang đến cho mình. Hơn nữa đằng sau bức tranh xinh đẹp kia là một lời nhắn gửi sâu sắc, đây tính thế sự đến bạn đọc chính là đừng cuốn mình trong lớp vỏ của bản thân, hay cởi bỏ nó vươn xa, vượt ra giới hạn của bản thân đi tìm những điều tốt đẹp hơn ở ngoài kia, sống hết mình ở từng phút giây của cuộc đời trọn vẹn bạn có thể, vì sẽ không gì ở lại mãi và đến với bạn mãi, thời gian đến rồi đi, con người nay đây mai đó là điều vô thường. Và cứ thế vội vàng nhẹ nhàng đi vào lòng bao độc giả sẽ không bao giờ mất đi cái tên Vội Vàng cùng thi nhân Xuân Diệu.


Kết bài vội vàng - Bài mẫu 4

Vội vàng khép lại trang thơ thì những dư âm của thi phẩm cứ còn mãi trong lòng người tiếp nhận. Sự thành công của một người nghệ sĩ đối với tác phẩm của mình chính là sáng tác hết mình, sống trọn với thi phẩm, thơ ca và cuộc đời phải luôn gắn liền, hòa quyện vào nhau để khi ấy đánh gục bao trái tim người đọc, đánh thức thời đại, trường tồn theo thời gian, và điều ấy ta có thể thấy ở thi nhân Xuân Diệu với tác phẩm vội vàng. Xuân Diệu cho ra đời vôi vàng khẳng định một cách mạnh mẽ quan điểm nghệ thuật của mình sau Cách mạng tháng tám. Nếu như trước đó ta thấy một Xuân Diệu cô đơn, hoài nghi thì sau này lại là một Xuân Diệu rất yêu đời, tha thiết với cuộc sống. Cảnh vật trong thơ đầy sức cuốn hút, thơ mộng trong khu vườn đủ sắc màu, gợi cảm, bản nhạc đủ mọi thanh âm mà chúng ta đã cảm nhận ở vội vàng. Như vậy, mãi về sau Vội vàng khi nhắc đến sẽ nổi bật của một bữa tiệc nơi trần thế đầy đủ dư vị của tình yêu, thiên nhiên, đất trời mang đậm chất thơ của Xuân Diệu.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021