Trả lời
* Các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến:
+ Về kiến trúc có 3 loại hình: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm, tiêu biểu là Tử Cấm Thành, chùa Thiên Ninh và Thập Tam lăng.
+ Về nghệ thuật điêu khắc: phong phú cả về đề tài và chất liệu, tiêu biểu là tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.
+ Về hội hoạ: nổi tiếng nhất là tranh thuỷ mặc trong đó nghệ thuật vẽ tranh kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật viết chữ.
Nền nghệ thuật lâu đời của Trung Quốc với trình độ cao thể hiện trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, nổi tiếng. Cung điện cổ tích, tượng phất điêu khắc sinh động, tinh xảo được lưu giữ nhiều nội trên đất Trung Quốc ngày nay.
=> Điều đó chứng tỏ bàn tay tài hoa và sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật Trung Quốc
– Hiểu khái niệm phong kiến là gì được giải thích trong từ điển Hán Việt như sau:
“Phong Kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong”.
– Theo đó, trong chế độ phong kiến, các địa chủ là người được nắm giữ toàn bộ ruộng đất trong tay. Nông dân hoặc nông nô được sử dụng ruộng đất để cày cấy tạo ra lương thực khi được địa chủ giao cho và tổ chức thu địa tô định kỳ. Đông thời, phải nộp một phần hoa lợi thu được từ việc sản xuất trên ruộng đất được giao đó.
– Địa chủ là những người đứng đầu cơ quan pháp luật, xây dựng nhà nước do Vua đứng đầu với mục đích đàn áp và bóc lột giai cấp nông nô.
Chế độ phong kiến tức là chế độ địa chủ bóc lột nông dân.
Địa chủ chiếm tư liệu sản xuất, tức là ruộng đất, nông cụ, vân vân, làm của riêng, nhưng họ không cày cấy. Nông dân buộc phải mướn ruộng đất của địa chủ, phải nộp tô cho địa chủ, lại còn phải hầu hạ và lễ lạt địa chủ. Nông dân không khác gì nô lệ.
Nông dân quanh nǎm tay lấm chân bùn, đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn nghèo khổ. Địa chủ thì không nhắc chân động tay, mà lại cửa cao nhà rộng, phú quý phong lưu. Đó là một chế độ cực kỳ không công bằng.
Nông dân vì nghèo khó, không thể nâng cao mức sản xuất. Địa chủ thì chỉ lo lấy địa tô, không lo cải thiện sự sản xuất. Vì vậy, sản xuất không thể nâng cao.
Đặc điểm của chế độ phong kiến là: nông dân sản xuất một cách rời rạc. Địa chủ bóc lột một cách tàn tệ.
Nhà nước phong kiến là nhà nước của giai cấp địa chủ. Nó lấy vua chúa làm trung tâm. Nó dùng mồ hôi nước mắt của nông dân để nuôi một bầy quan lại và quân lính, đặng áp bức bóc lột nông dân.
Ở phương Đông, sự ra đời của nhà nước phong kiến có nhiều khác biệt và không có mốc thời gian chung cho sự mở đầu của các nhà nước phong kiến ở khu vực này.
Gần như ranh giới giữa chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không rõ ràng vì không có sự khác biệt về bản chất của phương thức sản xuất giữa hai thời kì.
Chính vì vậy, xu hướng chung ở các nước phương Đông là trong thời kì đàu chủ yếu bao gồm quan hệ sản xuất giữa nhà nước với nông dân, về sau quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân của địa chủ, phong kiến về đất đai mới hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Trong xã hội phương Đông, một bộ phận nông dân có ruộng đất thuộc sở hữu riêng, tự canh tác trên phần ruộng đất đó và nộp thuế cho nhà nước, bên cạnh đó là những nông dân không có ruộng đất phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, phong kiến và nộp địa tô.
Trong khi đó, ngay trong nội bộ một quốc gia cũng luôn có những cuộc đấu tranh gay gắt do có sự mẫu thuẫn sâu sắc giữa những địa chủ nhỏ với chính quyền nhà nước, giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị.
Qua hàng nghìn năm tồn tại, quan hệ sản xuất phong kiến dần dần tỏ ra lỗi thời, mâu thuẫn xã hội gia tăng, trong xã hội dần dần hình thành kiểu quan hệ sản xuất mới, kết cấu giai cấp mới.
Chính vì vậy, hình thái kinh tế – xã hội phong kiến bị thay thế bởi hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa, kiểu nhà nước phong kiến bị thay thế bởi kiểu nhà nước tư sản.
So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến đã phát triển hơn một bước, đặc biệt là ở giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ, chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến yếu, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến. Các lãnh chúa có quân đội riêng và toà án riêng, toàn quyền trong lãnh địa của mình.
Tới giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương xuống đến địa phương. Ở trung ương, đứng đầu triều đình là vua (hoặc quốc vương), giúp việc cho vua có các cơ quan với các chức vụ quan lại khác nhau giúp vua thực hiện sự cai trị. Ở địa phương, cách tổ chức các cơ quan nhà nước còn đơn giản, hầu như chưa có sự phân biệt giữa chức năng hành pháp và tư pháp, đội ngũ quan lại địa phương cũng do vua bổ nhiệm.
Trong nhà nước phong kiến, các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án vẫn là bộ phận chủ đạo trong bộ máy nhà nước.