Tổng hợp tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng của K2SO4 và vận dụng trả lời câu hỏi K2SO4 kết tủa màu gì. Qua đó giúp các em nắm chắc kiến thức Hóa học tốt hơn.
- Là một tập hợp các tinh thể trực giao màu trắng, không có mùi thơm đặc trưng và có vị mặn hơi đắng
- Trạng thái khan ở dạng hình thoi. Đến 587oC ở dạng lục phương.
- Nhiệt độ nóng chảy: 1069oC; nhiệt độ sôi: 1689oC.
- Độ tan trong nước tăng dần theo độ tăng của nhiệt độ.
- Là chất rắn kết tinh, không cháy.
- Trọng lượng phân tử của nó là 174.259 g / mol và mật độ của nó là 2.662 g / ml. Nó có điểm nóng chảy 1069 ° C và điểm sôi là 1689 ° C. Hợp chất này rất hòa tan trong nước, có thể hòa tan 120 gram hợp chất này cho mỗi lít nước. Nó cũng ít tan trong glycerol và không hòa tan trong rượu và ketone.
- Là 1 muối rất bền về mặt hóa học, không tác dụng với chất oxi hóa – chất khử ở điều kiện thường.
- Nhiệt độ cao, K2SO4 có thể bị khử thành K2S bởi C
- Là 1 muối trung hòa và là chất điện li mạnh nên khi tan trong nước tạo thành dung dịch có độ pH = 7.
- Phương trình phân li: + K2SO4 → 2K+ + SO42-
- Tác dụng với dung dịch muối
- Muối chứa ion Ba2+ như BaCl2; Ba(OH)2… → Do tạo thành kết tủa trắng BaSO4.
- PTHH minh họa:
BaCl2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KCl
=> Phương trình ion:
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ (trắng)
- Dung dịch muối Pb(NO3)2:
K2SO4 + Pb(NO3)2 → PbSO4↓ + 2KNO3 (trắng)
- Tác dụng với axit H2SO4:
K2SO4 + H2SO4 → 2KHSO4.
- Trong nước, MgSO4 phản ứng được với KCl:
MgSO4 + 2KCl ⇄ K2SO4 + MgCl2
- Sau đó, K2SO4 và MgSO4 sẽ tạo muối kép khó tan:
K2SO4 + MgSO4 + 6H2O → K2SO4. MgSO4.6H2O
- Nếu lọc và rửa chất rắn bằng dung dịch KCl ta lại thu được K2SO4:
K2SO4. MgSO4.6H2O + 2KCl → 2K2SO4 + MgCl2.6H2O
K2SO4 không phải chất kết tủa. K2SO4 ở điều kiện thông thường là một muối ở dạng rắn kết tinh màu trắng.
Tuy nhiên, khi ở dạng dung dịch thì K2SO4 là một muối tan tốt trong nước. Cụ thể:
+ Ở nhiệt độ 20°C, độ tan của K2SO4 trong nước là khoảng 110 g/L.
+ Độ tan tăng khi nhiệt độ tăng. Ở nhiệt độ 100°C, độ tan đạt khoảng 240 g/L.
Khi tan trong nước, K2SO4 phân ly hoàn toàn thành các ion K+ và SO42-
- Trong nông nghiệp: Các thành phần trong Kali Sulfat giúp cải thiện và tăng năng suất cho cây trồng. Trong K2SO4 chứa nhiều dĩnh dưỡng rất cần thiết mà thực vật cần để phát triển khỏe mạnh.
- Trong thực phẩm: Kali Sulfat sử dụng được cho người có chế độ ăn không chứa protein. Hợp chất này giúp phát triển các cơ, tim, các chất điện giải trong cơ thể.
Lượng Kali Sulfat mà chúng ta có thể hấp thụ dễ kiếm trong một số loại thực phẩm như: rau bina, cà rốt, khoai tây, cam, nho và quả mâm sôi,…
- Trong sản xuất đồ uống, Kali sulfat dễ dàng hòa tan trong nước giúp lấy đi vi khuẩn và các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của nước.
Kali sulfat còn được thêm vào như một thành phần của soda.
- Trong công nghiệp: Một trong số đó chính là được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và thủy tinh. Kali có khả năng chịu nhiệt rất tốt và giúp thủy tinh cứng.
- Trong y tế: Kali Sulfat chủ yếu được sử dụng để chuẩn bị trước khi nột soi. Để làm sạch ruột, người ta trộn Kali Sunfat cùng với Magie và Natri. Kali sunfat khi được sử dụng ở dạng thuốc thường sẽ được khuyến cáo nên bổ sung thêm nhiều nước.