logo

Hướng dẫn vẽ và nhận xét biểu đồ kết hợp môn Địa lí

icon_facebook

Câu hỏi: Hướng dẫn vẽ và nhận xét biểu đồ kết hợp môn Địa lí

Trả lời:

* Cách vẽ biểu đồ kết hợp

Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

- Phân tích bảng số liệu để tìm số lớn nhất, nhỏ nhất nhằm chia hệ trục tọa độ.

- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao 2 trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.

- Đánh số chuẩn trên trục 2 tung phải cách đều nhau (lưu ý 2 trục không liên quan nhau về số liệu).

Bước 2: Vẽ biểu đồ

- Thông thường - Cột (nhiều đơn vị giống nhau - cột chồng) là trục tung bên trái (số liệu khá phức tạp).

- Đường (có 1 đơn vị) là trục tung bên phải (số liệu khá đơn giản).

- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

- Năm đầu tiên và năm cuối cùng phải cách 2 trục tung khoảng 0,5 - 1,0 cm (trừ trường hợp nhiệt độ và lượng mưa của 12 tháng trong năm).

- Điểm của Đường phải nằm chính giữa năm (nên hoàn thành đường để tránh nối nhầm).

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi đầy đủ số liệu cho Cột và đường.

- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý:

- Khoảng cách năm thật chính xác.

- Không dùng các nét đứt để nối sang trục tung (gây rườm rà, đường và cột sẽ bị cắt).

* Cách nhận xét đồ kết hợp môn Địa lí

- Đưa ra nhận xét chung nhất cho các đối tượng sau đó đưa ra nhận xét từng đối tượng: Sự tăng hay giảm của các đối tượng, liên tục tăng, giảm hay không liên tục,…

- Nhận xét từng năm (tăng, giảm như thế nào)?

- Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng để đưa ra nhận xét.

- Giải thích về sự tăng giảm hay sự tương quan giữa các đối tượng đó.

icon-date
Xuất bản : 03/03/2022 - Cập nhật : 14/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads