logo

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

Câu hỏi: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?

A. FeO                                  B. Fe2O3

C. Fe(OH)3                            D. Fe(NO3)3

Trả lời:

Đáp án chính xác: A

Giải thích:

FeO + H2 → Fe + H2O
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

Do Fe chưa có số oxi hóa cao nhất nên nó có cả tính khử và tính oxi hóa.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học hay, chi tiết.


A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

- Trước hết xác định số oxi hóa.

    Nếu trong phản ứng có chứa một hoặc nhiều nguyên tố có số oxi hóa thay đổi thì phản ứng đó thuộc loại oxi hóa – khử

- Chất oxi hóa là chất nhận e (ứng với số oxi hóa giảm)

- Chất khử là chất nhường e ( ứng với số oxi hóa tăng)

Cần nhớ: khử cho – O nhận

Tên của chất và tên quá trình ngược nhau

Chất khử (cho e) - ứng với quá trình oxi hóa.

Chất oxi hóa (nhận e) - ứng với quá trình khử.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2 .

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.

B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.

C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.

D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Hướng dẫn:

Ca → Ca2++2e

Cl2 + 2.1e → 2Cl-

⇒ Chọn D

Ví dụ 2: Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2 , nguyên tố cacbon

A. Chỉ bị oxi hóa.

B. Chỉ bị khử.

C. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

D. Không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Hướng dẫn:

C+4 → C+4

⇒ Chọn D

Ví dụ 3: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2 O, axit sunfuric.

A. là chất oxi hóa.

B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.

C. là chất khử.

D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

Hướng dẫn:

S+6 → S+4 ⇒ H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa

Mặt khác SO42- đóng vai trò môi trường để tao muối CuSO4

⇒ Chọn B

Ví dụ 4. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là :

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

A. chất oxi hóa.       B. chất khử.        C. Axit.        D. vừa axit vừa khử.

Hướng dẫn:

Đáp án B

Ví dụ 5. Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử. Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa

a) 2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2 + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O

b) BaO + H2O → Ba(OH)2

c) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

d) 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

e) Br2 + 2KOH → KBr + KBrO + H2O

Hướng dẫn:

Phản ứng oxi hóa – khử là a, d, e vì có sự thay đổi số oxi hóa giữa các nguyên tố.

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là :

A. 2.        B. 8.        C. 6.        D. 4.

Câu 2. Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :

A. chất oxi hóa.        B. axit.

C. môi trường.        D. chất oxi hóa và môi trường.

Câu 3. Cho dãy các chất và ion : Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là :

A. 3.        B. 4.        C. 6.        D. 5.

Câu 4. Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là :

Fe3O4 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

A. chất oxi hóa.        B. chất khử.

C. chất oxi hóa và môi trường.        D. chất khử và môi trường.

Câu 5. Trong phản ứng dưới đây, chất bị oxi hóa là :

6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH

A. KI.        B. I2.        C. H2O.        D. KMnO4.

Câu 6. Xác định chất khử, chất oxi hóa và hoàn thành phương trình phản ứng sau:

MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

Câu 7. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HBr là gì ?

KClO3 + 6HBr → 3Br2 + KCl + 3H2O

A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.

B. là chất khử.

C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.

D. là chất oxi hóa.

Câu 8. Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :

A. chất xúc tác.       B. môi trường.        C. chất oxi hoá.       D. chất khử.

Hiển thị đáp án

Câu 9. Xác định quá trình khử, quá trình oxi hóa và cân bằng phản ứng sau :

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Hiển thị đáp án

Câu 10. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của NO2 là gì ?

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

A. chỉ bị oxi hoá.

B. chỉ bị khử.

C. không bị oxi hóa, không bị khử.

D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.


C. Tính khử

   Tính khử hay tính oxi hóa của một chất là khả năng nhường hoặc nhận điện tử (electron) của chất đó.

    Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng xảy ra quá trình oxi hóa và quá trình khử. Trong phản ứng oxi hóa khử electron đi từ bên chất này sang bên kia: chất khử thì nhường electron đi còn chất oxi hóa thì nhận được electron.

    Để xác định các chất hay quá trình trong phản ứng oxi hóa-khử có câu học thuộc: Khử thì cho – O thì nhận; quá trình thì ngược lại, nghĩa là:
– Chất khử là chất cho electron
– Chất oxi hóa là chất nhận electron
– Quá trình khử là quá trình nhận electron
– Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? (ảnh 2)

Bài tập trắc nghiệm về quá trình oxi hóa – khử:

Câu 1: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất trong dãy có cả tính oxi hóa và tính khử là:

A. 8.
B. 7.
C. 6.
D. 5.

Đáp án chính xác: B

Giải thích: 7 chất hợp chất sắt của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử bao gồm FeO, Fe3O4, FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4.

   Ở phản ứng nhiệt phân Fe(NO3)3 thì được gọi là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử nên sẽ chứng minh được là Fe(NO3)3 có cả tính oxi hóa và tính khử. Ngoài ra còn 1 phần kiến thức nữa là Fe2(SO4)3 cũng xảy ra phản ứng nhiệt phân tạo Fe2O3, SO2, O2, phản ứng này chứng tỏ Fe2(SO4)3 có cả tính oxi hóa và tính khử, tuy nhiên trong SGK hiện hành thì không đề cập đến vấn đề này và do phản ứng nhiệt phân Fe2(SO4)3 xảy ra ở nhiệt độ rất cao nên nó được xem như bền nhiệt và không tính ở đây.

   Tuy nhiên do tranh cãi ở 2 hợp chất Fe(NO3)3 và Fe2(SO4)3 đã từng xảy ra ở đề thi ĐH năm 2009 nên sẽ chắc chắn câu hỏi này sẽ không xuất hiện trong đề thi ĐH các năm sau nữa.

icon-date
Xuất bản : 19/10/2021 - Cập nhật : 20/10/2021