viết bài văn phân tích bài thơ mạ ta trả nhớ về không
Trả lời
Tổng hợp câu trả lời (1)
PhongVu
03:03:34 04-Mar-2025
Nửa đời tỉnh, nửa đời say, nửa đời thương câu chữ, nửa đời nuôi văn mộng. Một đời nghệ sĩ phiêu diêu, mấy ai không ngừngký thác tình yêu vào ngòi bút, không ngừng ôm khát khao để lại tuyệt tác sau lưng mình . Bao gồm cả nhà thơ Đỗ TrungQuân. Ông góp nhặt từng sợ tơi đề dệt nên những trang thơ mang đậm giá trị nhân sinh sâu sắc. “Mẹ ta trả nhớ về không”cũng từ đó mà ra đời. Không quá đổi cao trào nhưng chẳng quá mức bình lặng, xuyên suốt bài thơ chỉ gói gọn trong hai chữ“ tình người ”. Bài thơ là tiếng lòng,là niềm day dứt khôn nguôi của người con đối với mẹ và cũng là lời nhắc nhở về lònghiếu đạo, bổn phận làm con.Với ngôn từ thơ giản dị, mộc mạc và giọng thơ nhẹ nhàng sâu thẩm nhưng thấm đượm ý vị triếtlý sâu sắc tác giả đã đem đến cho đọc giả mộ tác phẩm hay không chỉ về nội dung mà còn cả về nghệ thuật.“Mẹ ta chả nhớ về không ” được viết bằng thể thơ lục bác. Thời gian vô tình cuốn trôi đi gần cả đời người nhưng tác giả chỉgói gọn trong vỏn vẹn 10 câu chử như đang nói lên mộ kiếp người hóa ra chỉ bằng cái chớp mắt.“Ngày xưa chào mẹ, ta điMẹ ta thì khóc, ta đi thì cườiMười năm rồi lại thêm mườiTa về thì khóc, mẹ cười lạ không? ”Tâm trạng của hai mẹ con được tác giả lột tả rất chính xác. Thuở niên thiếu ngông cuồng , mong được khám phá trời xanh vôtận. “ Con ” mang trong mình những khác khao hứng khởi vui vẻ mà đi. Chỉ có mẹ là bật khóc vì lo lắng , bất an , sợ con phải chịu đau chịu khổ. Bởi lẻ “dù ta có lớn khôn thù trong mắt mẹ ta vẫn chỉ là em bé ”. Thiếu sự che chở của mẹ “em bé” phải làm sao ?. Đến khi “ta về” người khóc chẳng còn là mẹ nữa , người cười cũng chẳng phải “ta”?. Sóng thời gian vỗ trôiđi năm tháng tàng nhẫn bào mòn ký ức của người mẹ.“ Ta về thì khóc mẹ cười lạ không?”. Câu hỏi ấy nghe thật chua xótlàm sao. Hai chữ “lạ không?” chứa bao nhiêu là bất lực, như thể vốn dĩ không nên là vậy ... Tiếng khóc của anh cất lênchang chứa nổi nhớ nhung trĩu nặng hai mươi năm trời, xa rồi mới nhớ , nhớ rồi biết thương. Đến khi “ta” nhận ra bến bờduy nhất của mình là mẹ thì bến bờ đó đã chẳng còn nhớ nổi con thuyền. Bốn câu thơ hai con người một mãnh tình thâm.Thối đời nghiệt ngã, sự tàn phá của thời gian không khỏi làm con người ta thổn thức. Ngày “ ta đi ” ta cười mẹ khóc. Ngày tavề mẹ khóc ta cười. Mười năm rồi lại mười năm , tròn hai mươi năm xa cách. Nhân sinh vô thường vạn vật luân chuyển.Tiếng cười và tiếng khóc, thay nhau mà đổi.Ý vị cũng chẳng giống nhau, đằng đẳng cả nghìn trùng không gian và thời gian.Hai mươi năm, bao vui buồn đổ xuống hai con người, hai mái đầu , hai thứ tóc. Đến với câu thơ tiếp theo, nhà thơ cành làmđọc già nhói buốt tâm can : Ông ai thế? Tôi chào ôngMẹ ta trí nhớ về mênh mông rồiÔng có gặp thằng con tôiHao hao... tôi nhớ... nó... người... như ông.Đấy có lẽ là dòng thơ lấy đi nhiều nước mắt của người đọc nhất.Đứa con mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày giờ đâycũng chẳng nhận ra được nữa. “ ông là ai?” là ai? Là đứa con bé bổng mẹ vất vả nuôi nấng, là đứa trẻ ngày nào mẹ khóc vìchia xa. Mà giờ đây mẹ chẳng còn nhớ nữa , chỉ “ Hao hao... tôi nhớ... nó... người... như ông.”. Chưa bao giờ ta thấy thờigian tàn nhẫn đến thế, vô tình chẳng chút nương tay mà cướp đi ký ức của mẹ. Để giờ đây “ mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi“. Con thuyền nhỏ ngày nào mất đi bến đổ. Có lẽ nó là sự báo hiệu cho “ ta” biết rằng sự cô độc đang dần đến trên cõi trầnnày.“ Mẹ ta trả nhớ về khôngTrả trăm năm lại bụi hồng...rồi đi”.Trước trở lại của một người lại là sự ra đi của một người. Từ giả hồng trần, tán thân về cõi linh thiên. Giữa cái vòng tuầnhoàn luân hồi của lục giới, sinh mệnh con người hẳn là như vậy. Kết thúc là điều không thể tránh khỏi, Dẫu biết đó là quyluật tất yếu nhưng sao lại buồn đau đến não lòng.“Nhân sinh bất khả vô niệmHồng trần mãi đượm tình thương”.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?