logo

Nhà thơ Xuân Quỳnh nhớ về người bà của mình với “tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục…cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Trong khi đó, nhà thơ Bằng Việt khi nghĩ về bà thì hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh “bếp lửa”.

154401 điểm

trần tiến

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

11:08:27 30-Aug-2021
Nhà thơ Xuân Quỳnh nhớ về người bà của mình với “tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục…cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Trong khi đó, nhà thơ Bằng Việt khi nghĩ về bà thì hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh “bếp lửa”. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... So sánh sự hồi tưởng và suy ngẫm của mỗi tác giả về bà của mình trong hai đoạn trích trên.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (2)

Long 1234

02:10:32 11-Oct-2022

Xuân Quỳnh (6 tháng 10 năm 1942 – 29 tháng 8 năm 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

3

Trần Tiến

11:08:57 30-Aug-2021

So sánh sự hồi tưởng và suy ngẫm của mỗi tác giả về bà của mình trong hai đoạn trích trên. 1. Giống nhau: Cảm hứng của mỗi tác giả để có những suy ngẫm và hồi tưởng về người bà về tuổi thơ mình đều là những vật bình dị, thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người (và cũng với mỗi người dân Việt): bếp lửa, tiếng gà trưa,... 2. Khác nhau: * Bài “Tiếng gà trưa”: - Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi ra từ “tiếng gà trưa”. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. - Hoàn cảnh hồi tưởng: “Trên đường hành quân xa / Dừng chân bên xóm nhỏ. - Giai đoạn: Chiến tranh đang nổ ra. Tác giả cũng như bao người dân khác phải hành quân, chống giặc,… * Bài “Bếp lửa”: - Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhớ cho tác giả về người bà chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân mình để chăm lo cho cháu, cho gia đình,… - Hoàn cảnh hồi tưởng: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu – Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở… - Giai đoạn: Thời bình. Tác giả đang ở xa, một nơi giờ cuộc sống đã sung túc, đầy đủ “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng vẫn nhớ về người bà đáng kính của mình, về quê hương đất nước,…

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm