logo

Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 10

50đ

08:02:00 08-Feb-2022
Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

08:02:34 08-Feb-2022

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Thể loại: Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường đưa vào những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ, truyện truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người viết về cuộc sống và con người. Tác giả: Nguyễn Dữ (? -?), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì từ quan về ở ẩn. Với Truyền kì mạn lục, ông đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Tác phẩm: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có pha nhiều yếu tố hoang đường. Đó là câu chuyện về một người tên là Ngô Tử Văn, tính tình ngay thẳng, ghét sự gian tà. Trước sự tác oai tác quái của linh hồn tên tướng phương Bắc bại trận, Tử Văn đã đốt đền. Tử Văn về gặp Diêm Vương được xử không có tội, đòi lại được ngôi đền cho Thổ thần. Tử Văn sống lại nhưng một tháng sau lại đột ngột qua đời và được trở thành quan phán sự. ( Trích Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn) 1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên? 2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? 3/ Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở điểm nào? 4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay. Đáp án và thang điểm I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) 1/ (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản trên: - Giới thiệu đặc điểm thể loại truyền kì; - Giới thiệu khái quát về cuộc đời nhà văn Nguyễn Dữ; - Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 2/ (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt của văn bản: thuyết minh 3/ (1 điểm) Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở chỗ: - Truyện truyền kì cũng có thể bắt nguồn từ truyện thần kì của dân gian nhưng nó đã có tác giả, có sự đầu tư của cấu trúc, chọn lọc chi tiết và hơn hết, mỗi truyện truyền kì là một bài học làm người trọn vẹn. - Truyện truyền kì có dung lượng lớn hơn những truyện dân gian, ngôn ngữ kể chuyện đã có màu sắc của phong cách, nhân vật của truyện có đời sống, có cá tính. Đặc biệt các tình huống của truyện đầy những bất ngờ, hấp dẫn bởi kịch tính cao. - Truyện truyền kì thông thường là sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi truyện là một vấn đề của cuộc sống. Nó không mang tính chức năng trong nội dung phản ánh và tính mô tip về hình thức của truyện. 4/ (1 điểm) Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành; - Nội dung: Từ vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể: + Giải thích: Sống ngay thẳng là sống đúng với con người thật của mình, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ghét sự gian tà là căm phẫn trước sự lộng hành của cái ác + Ý nghĩa của lối sống: thể hiện bản lĩnh của con người chính trực, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà + Phê phán lối sống dối trá, đạo đức giả + bài học nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của lối sống thẳng thắn, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm