logo

Đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 10

50đ

12:12:08 20-Dec-2021
Đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

12:12:02 20-Dec-2021

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thấy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bàng lang nước. (...) Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu... Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta. (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích? Nội dung của đoạn trích trên nói về vấn đề gì? Câu 2: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu”? Đoạn trích gửi đến thông điệp gì cho thế hệ trẻ ? Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề: Học đi đôi với hành. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ Câu 1: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích: biểu cảm Nội dung của đoạn trích trên: những ngày làm bộ đội, cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống Câu 2: • Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? vì: + Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống. + Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình. + Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc… • Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc. học. Câu 3: I. Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “học đi đôi với hành” II. Thân bài 1. Giải thích học là gì? Hành là gì? a. Học là gì? • Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,…. • Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội. b. Hành là gì? • Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống. • Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được => tại sao học phải đi đôi với hành? • Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian • Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao • Lợi ích của “học đi đôi với hành” - Hiệu quả trong học tập - Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả - Học sẽ không bị nhàm chán • Phê phán lối học sai lầm • Học chuộng hình thức, học tủ để đối phó • Học cầu danh lợi • Học theo xu hướng • Học vì ép buộc 4. Nêu ý kiến của em về “học đi đôi với hành” • Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn • Nêu cách học của mình • Thường xuyên vận dụng cách học này • Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này • Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả. III. Kết thúc vấn đề nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành” Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm