ĐỀ SỐ 1:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016)
Em hãy đọc kỹ bài thơ trên và trả lời các câu sau:
1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về đặc điểm thể thơ đó.
2. Tìm các từ láy trong bài thơ.
3. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì?
4. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm mà em đã được học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một.
Câu Nội dung
1 - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đặc điểm thể thơ:
+ Số câu, số chữ: Tám câu, mỗi câu bảy chữ.
+ Vần: Gieo cuối các câu 1,2,4,6,8.
+ Luật: Đối thanh giữa chữ thứ 4 với chữ thứ 2, 6
+ Niêm: Thanh các câu 1-8; 2-3; 4-5; 6-7 kết dính.
+ Đối: Câu 3-4; 5-6
+ Kết cấu: Đề - Thực – Luận- Kết.
2 - Chỉ ra được các từ láy trong bài thơ: lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia
3 Học sinh cần trả lời được 2 ý sau:
- Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ
- Thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
4 Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 7, tập một:
- Văn bản Bánh trôi nước;
- Văn bản Sau phút chia ly;
- Văn bản Qua đèo Ngang;
- Văn bản Bạn đến chơi nhà.
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
a. Hãy nêu tên tác phẩm và tác giả của bài thơ trên?
b. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
c. Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở câu thơ 3, 4, 5, 6?
d. Nêu ngắn gọn nội dung của bài thơ.
e. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tâm trạng của chủ thể trữ tình.
GỢI Ý:
a. - Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
b. - Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
c. - Biện pháp: đối và đảo ngữ
d. - Bài thơ là cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, sự sống con người hoang sơ. Và trên cái nền cảnh vật ấy, con người hiện lên với nỗi niềm cố quốc trong sự cô đơn lặng lẽ gần như tuyệt đối.
e. a. Khái quát:
b. Bốn câu thơ đầu:
- Trên con đường từ Bắc vào Nam tác giả đặt chân tới Đèo Ngang vào thời điểm bóng xế. Đây là thời điểm cuối ngày khi hoàng hôn buông xuống, nắng nhạt màu sắp tắt đó là khoảng thời gian gợi buồn cho lòng người nhất là với người lữ khách trên chặng đường xa.
- Hai câu thơ đầu đã phô bày sự hoang dã núi rừng, cái ngút ngàn của câu cỏ. Trong không gian ấy, tâm trạng bắt đầu hé mở.
c. Bốn câu thơ cuối:
- Đằng sau bức tranh tả cảnh là nỗi niềm của người lữ khách có chút gì đó buồn thương cho cuộc sống nơi đây.
- Tiếng chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ nhớ gia đình, nhớ về một thời vàng son của đất nước đã qua. Hai từ "quốc quốc, gia gia" vừa tả thực nói về hai loại chim, cũng là một hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới "quốc -gia", Tổ Quốc và gia đình, nước và nhà đã và đang cất tiếng kêu.
- Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng. Ngòi bút tả cảnh ngụ tình chuyển sang ngòi bút tâm trạng hướng vào nội tâm. Đứng trước cảnh "trời, non, nước" bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảm thấy mình như nhỏ bé hẳn lại, nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, thẳm sâu. Vậy mà không có ai, không tìm được ai để san sẻ tâm tình chỉ còn" ta với ta". Ở đây lại xuất hiện sự đối lập của cảnh "trời, non, nước" rộng lớn với "một mảnh tình riêng" nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ " ta với ta" bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Nhưng đây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bị lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ Thanh Quan đối với đất nước, đối với gia đình, đáng cảm thông và trân trọng.
d. Nhận xét chung:
ĐỀ SỐ 3:
PHẦN I. ĐỌC-HIÈU
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đả, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chủ,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà... ”
(Ngữ Văn 7, tập một, trana 102, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào?
Câu 2. Tác giả của bài thơ đó là ai?
Câu 3. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 4. Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ gì?
Câu 5. Nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong câu thơ: “Cở cây chen đả, lá chen hoa”.
Câu 7. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn từ 4-6 câu trình bày suy nghĩ của mình về vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong đoạn văn đó có sử dụng một cặp quan hệ từ (gạch chân cặp quan hệ từ đó).
Câu Đáp án
1 - Qua Đèo Ngang
2 - Bà Huyện Thanh Quan
3 - Thât ngôn bát cú Đường luật.
4 - Từ láy
5 - Cảnh Đèo Ngang lúc về chiều tiêu điểu, hoang sơ, vẳng lặng.
6 - Điệp ngữ “chen”
- Làm nổi bật sự hoang sơ của Đèo Ngang
7 1. Hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn, đù số câu (4-6) cỏ sử dụng một cặp quan hệ từ, chi ra cặp quan hệ từ.
2. Nội dung: HS trình bày cảm nhận của bản thân vê vẻ đẹp thiên nhiên:
- Rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
- Yêu quý, giừ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
- Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?