logo

Đọc hiểu Hành trang vào đời

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 10

50đ

02:12:46 21-Dec-2021
Đọc hiểu Hành trang vào đời
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (2)

giupchauvoi

11:03:36 20-Mar-2022

xác định một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích hành trang vào đời

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

NguyenHieu

02:12:13 21-Dec-2021

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới. Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển. (Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nếu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu. Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển? Câu 4: (3,0 điểm) Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2: (1,0 điểm) Biện pháp tu từ trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu là so sánh, ước mơ được so sánh với bánh lái con tàu. • Tác dụng • Giúp câu văn thêm độc đáo, dễ hình dung và sinh động hơn • Khi so sánh ước mơ như bánh lái con tàu tác giả muốn nhấn mạnh nếu con tàu không có bánh lại không thể vận hành, cũng giống như con người sống không có mơ ước thì chính là đang sống hoài, sống phí. Câu 3: (1,5 điểm) Cách nói của tác giả có thể được hiểu như sau: Sống mà không có mơ ước tức là không có mục tiêu, cuộc sống tái diễn những ngày tháng lặp lại nhàm chán và rồi cuối cùng không biết mình sống để làm gì, không tìm được ý nghĩa cuộc sống. Câu 4: (3,0 điểm) I. Mở bài - Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: ý chí và nghị lực sống là điều cần thiết trong cuộc sống. II. Thân bài 1. Giải thích - Nghị lực sống: Cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu. - Người có ý chí, nghị lực sống: Luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời. 2. Phân tích, chứng minh a) Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực - Nguồn gốc + Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Ví dụ: Nguyễn Sơn Lâm… - Biểu hiện của ý chí nghị lực + Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc. Không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven… b) Vai trò của ý chí nghị lực - Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate, … 3. Bình luận, mở rộng - Trái ngược với những người có ý chí rèn luyện là những người không có ý chí. Giới trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. ⇒ Lối sống cần lên án gay gắt. 4. Bài học nhận thức và hành động - Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng. - Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài. - Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống. - Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công. III. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: Có ý chí, nghị lực, niềm tin thì chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm