Câu 1:
“Do vô tình nên cháu đâm vào gương ôtô. Cháu xin lỗi ạ!. Liên lạc với cháu theo số điện thoại để cháu đền ạ. Do cháu không biết chủ ôtô là ai”
Bức hình bên là lời xin lỗi của một nam sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn (Quận Lê Chân, Hải Phòng). Nhiều người bày tỏ sự cảm kích, khen ngợi hành động trung thực, dám làm dám chịu của người viết "lá thư" này. Thế nhưng trong thực tế cũng có ý kiến cho rằng: càng ngày càng ít đi những bạn trẻ nói lời “ xin lỗi” và “ cảm ơn”.
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“En-ri-cô, hãy nhớ điều này: Mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng ghánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: Tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết. Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con phải chạy tới cứu ngay. Thấy một đứa trẻ đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con phải can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh ra xa, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ, thô bạo, làm cho tấm lòng thành sắt đá.”
Những tấm lòng cao cả - Et-môn-đô đơ A-mi-xi, NXB Văn học, 2011
1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
2. Em hãy chuyển câu văn sau: “Chúng ta phải kính trọng: Tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.” thành câu có thành phần khởi ngữ?
3. Đoạn văn trên là lời của người cha nói với con trai của mình - En-ri-cô. Theo em, người cha đã nói với con những điều gì?
4.
Từ việc đọc hiểu nội dung của đoạn ngữ liệu ở phần Câu 2 , em hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng trong cuộc sống?
ĐÁP ÁN
CÂU 2
1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là: Tự sự, nghị luận, biểu cảm 0,5
2. Chuyển thành câu có thành phần khởi ngữ như sau: “Tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết, chúng ta phải kính trọng.” 0,25
3. Người cha đã nói với con về những vấn đề sau: 0,75
- Khuyên con phải biết kính trọng người già, nhường nhịn những 0,25
người tật nguyền, những người đang gặp khó khăn.
- Hãy biết giúp đỡ tất cả mọi người khi có thể. 0,25
- Biết khuyên can người khác đúng lúc, đúng chỗ và biết tránh xa 0,25
những điều thô bạo, hung dữ.
PHẦN III: TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu Đáp án Điểm
* Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn:
HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Một tấm lòng trong cuộc sống (đi từ nội dung của đoạn trích: đó là lời người cha dạy con về sự cần thiết phải có cho mình một tấm lòng biết yêu thương, trân trọng, đồng cảm, chia sẻ,... trong cuộc sống).
* Triển khai vấn đề cần nghị luận:
HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần nêu được những biểu hiện của tấm lòng trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Tấm lòng: Là từ dùng để chỉ chung cho những tình cảm đẹp đẽ như tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ, đức hi sinh của con người,...
- Những biểu hiện của tấm lòng trong cuộc sống: Biểu hiện của tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ, đức hi sinh,... với những đối tượng, hoàn cảnh khác nhau.
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của một tấm lòng trong cuộc sống.
- Phê phán và chỉ ra hậu quả của lối sống cá nhân, ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm.
- Bàn về cách bồi đắp tâm hồn, tình cảm cho con người.
* Chính tả, dùng tư, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
* Sáng tạo: 0,25
0,25
1,0
1
(2,0
điểm)
0,25
0,25
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Thang điểm:
- Điểm 2,0 - 2,5: Thí sinh diễn đạt tốt các yêu cầu trên, đảm bảo các kĩ năng theo yêu cầu, có thể còn vài sơ xuất nhỏ.
- Điểm 1,0 - dưới 2,0: Thí sinh trình bày được phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn vài lỗi nhỏ trong diễn đạt.
- Điểm dưới 1,0: Thí sinh trình bày nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi trong diễn đạt, bố cục.
- Điểm 0,0: Thí sinh hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?