logo

Hoàn thành PTHH sau: FeO + HNO3?

Câu hỏi: Hoàn thành PTHH sau: FeO + HNO3?

Lời giải: 

Phương trình hóa học như sau:

3FeO + 10HNO3 5H2O + NO + 3Fe(NO3)3
sắt (II) oxit   axit nitric   nước   nitơ oxit   Sắt(III) nitrat
72   63   18   30   242
(rắn)   (dung dịch)   (lỏng)   (khí)   (rắn)
(đen)   (không màu)   (không màu)   (nâu)   (trắng)

- Điều kiện xảy ra phản ứng: Nhiệt độ cao

- Hiện tượng nhận biết: có khí màu nâu thoát ra

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các tính chất đặc trưng của hợp chất FeO nhé.

I. Định nghĩa hợp chất FeO

- Định nghĩa: Sắt (II) oxit là hợp chất tạo bởi một nguyên tố Fe và một nguyên tử oxi.

- Công thức phân tử: FeO.

- Công thức cấu tạo: Fe=O

II. Tính chất vật lí

- Là chất rắn, đen, không tan trong nước.

Hoàn thành PTHH sau: FeO + HNO3?

III. Tính chất hoá học
+ Là oxit bazơ:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O

+ FeO là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh: H2, CO, Al → Fe:

FeO + H2 → Fe + H2O (to)

FeO + CO → Fe + CO2 (to)

3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe (to)

+ FeO là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:

4FeO + O2 → 2Fe2O3

3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

IV. Điều chế FeO

- Nhiệt phân Fe(OH)trong môi trường không có không khí

    Fe(OH)2 → FeO + H2O

- Nung FeCO3 trong điều kiện không có không khí

    FeCO3 → FeO + CO2

V. Ứng dụng của FeO

- FeO được xúc tác với Fe2O3 tạo ra Fe3O4:

Fe2O+ FeO → Fe3O4

Trong công nghiệp, FeO là hợp chất quan trọng để tác dụng với chất khử mạnh sản xuất ra sắt:

FeO + H2 → Fe + H2O

FeO + CO→  Fe + CO2

2Al + 3FeO → Al2O3 + Fe

Fe + C → Fe + CO

FeO được dùng làm chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxy hóa mạnh:

4FeO + O2 → 2Fe2O3

3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

VI. Bài tập ví dụ

Bài 1: Một oxit sắt có khối lượng 25,52 gam. Để hòa tan hết lượng oxit sắt này cần dùng vừa đủ 220 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng). Công thức của oxit sắt này là:

A. Fe3O4.     

B. Fe2O3.

C. FeO.     

D. không xác định được.

Đáp án đúng: A. Fe3O4

Giải:

Giả sử oxit sắt gồm FeO a mol và Fe2O3 b mol.

Theo bài ra ta có PTHH:

Hoàn thành PTHH sau: FeO + HNO3? (ảnh 6)

Bài 2: Cho 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa hết với 260 ml HCl 1M thu được dung dịch X. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m

  Phân tích đề:  Sơ đồ

Hoàn thành PTHH sau: FeO + HNO3? (ảnh 7)

+ Ta coi Hcủa axit chỉ phản ứng với O2- của oxit 

+ Toàn bộ Fe trong oxit chuyển về Fe2O3 

+ Từ số mol H+ ta có thể tính được số mol O trong oxit từ đó có thể tính được lượng Fe có trong oxit. 

+ Nung các kết tủa ngoài không khí đều thu được Fe2O3

  • Giải:

Ta có nH+ = nHCl = 0,26 mol

Theo phương trình: 2H+ +[O2-] → H2O trong O2- là oxi trong hỗn hợp oxit

nO2-=0,13 mol mà theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mFe + mO =7,68 

Nên mFe = 7.68 – 0,13x16 =5,6(gam) → nFe = 0,1 mol  

Ta lại có: 2Fe →Fe2O3

               0,1          0,05 

Vậy m = 0,05x160 = 8 gam.  

Bài 3: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3, Fe2O3, Fe3O4 có cùng số mol tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có thể làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch KMnO4 1M ?

A. 112 ml.     

B. 84 ml.

C. 42 ml.     

D. 56 ml.

Đáp án: D. 56 ml

  • Giải:

Gọi số mol các chất trong X đều bằng nhau và đều bằng a mol.

Hoàn thành PTHH sau: FeO + HNO3? (ảnh 8)

Cho X tác dụng với H2SO4 loãng

Hoàn thành PTHH sau: FeO + HNO3? (ảnh 9)

Cho dung dịch Y tác dụng với KMnO4:

Theo bảo toàn electron: 1 × nFe2+ = 5 × nKMnO4 → nKMnO4 = 0,28 : 5 = 0,056 mol

→ VKMnO4 = 0,056 : 1 = 0,056 lít = 56ml.

icon-date
Xuất bản : 12/01/2022 - Cập nhật : 17/01/2022