logo

Hình thức quân chủ hạn chế được hiểu như thế nào?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Hình thức quân chủ hạn chế được hiểu như thế nào?” cùng với kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất do Top lời giải biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.


Trắc nghiệm: Hình thức quân chủ hạn chế được hiểu như thế nào?

A. Toàn Bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tay một người đứng đầu là vua hoặc nữ hoàng

B. Bên cạnh nhà vua (nữ hoàng) có một cơ quan được thành lập theo quy định của hiến phảp để hạn chế quyền lực của nhà vua (nữ hoàng)

C. Quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử

D. Trong chính thể này không có vua (nữ hoàng)

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Bên cạnh nhà vua (nữ hoàng) có một cơ quan được thành lập theo quy định của hiến phảp để hạn chế quyền lực của nhà vua (nữ hoàng)

Hình thức quân chủ hạn chế được hiểu là bên cạnh nhà vua (nữ hoàng) có một cơ quan được thành lập theo quy định của hiến phảp để hạn chế quyền lực của nhà vua (nữ hoàng).

Giải thích lý do lựa chọn đáp án B :

Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” - vua không có thực quyền.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Khái niệm về hình thức chính thể quân chủ       

 Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là chế độ quân quyền – hình thức chính thể phổ biến thường thấy trong các nhà nước nô, nhà nước phong kiến và trong một phạm vi, mức độ hạn chế, cả trong nhà nước tư sản.

Hình thức quân chủ hạn chế được hiểu như thế nào ?

2. Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ

Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ được thể hiện như sau:

+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.

+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.


3. Các hình thức chính thể quân chủ

Các dạng: Căn cứ vào thẩm quyền và mối quan hệ giữa nhà vua, nghị viện với chính phủ thì hình thức chính thể quân chủ có hai hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối), riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).

Hình thức quân chủ tuyệt đối

Quân chủ tuyệt đối là hình thức tổ chức Nhà nước mà quyền lực của Nhà nước nằm toàn bộ trong tay của Nhà Vua. Nhà vua có quyền tự ban hành luật, trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành chính và Nhà Vua là cấp xét xử cao nhất. Hiện nay trên thế giới có nhà nước Arâp Xêut, Ô man vẫn còn tổ chức Nhà nước theo hình thức chính thể này. Ở các Nhà nước này không có hiến pháp, không có các cơ quan đại diện, kinh Cô ran được sử dụng như một văn bản mang tính hiến pháp. Nhà vua được xem như là người cha tinh thần. Vua và gia tộc của Nhà Vua đóng vai trò quyết định về các vấn đề hệ trọng của Nhà nước kể cả vấn đề quyết định xem ai sẽ là người được quyền thừa kế ngôi vua.

Hình thức quân chủ hạn chế (hay còn gọi là quân chủ lập hiến)

Hình thức chính thể quân chủ hạn chế được phân thành hai loại: Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại nghị

* Thứ nhất: Về hình thức quân chủ nhị nguyên: Ở hình thức chính thể này nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng ở mức độ nhất định, tức là ở đây có sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lập pháp trên danh nghĩa thì nó sẽ thuộc thẩm quyền của Nghị Viện, còn quyền Hành pháp thì thuộc về Nhà Vua, Nhà vua có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Chính phủ do Nhà vua thành lập. Quyền tư pháp của chế độ này có chịu sự ảnh hưởng của Nhà vua. Mặc dù đứng trên danh nghĩa Nhà Vua không có quyền lập pháp nhưng Nhà vua có thể tác động trực tiếp đến quá trình lập pháp thông qua quyền phủ quyết tuyệt đối của mình. Nhà vua có quyền giải thể Nghị Viện.

* Thứ hai: Quân chủ đại nghị ngày nay được thành lập ở các nước tư bản phát triển như Anh, Nhật Bản, Bỉ,....và ở một số nước đang phát triển như Thái Lan, Camphuchia,...Chính thể này phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên tắc phân chia quyền tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận. Nguyên tắc này đồi hỏi Chính phủ do Quốc vương thành lập phải nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện. Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu đảng chiếm đa số tuyệt đối số ghế ở Nghị Viện (Hạ Nghị Viện) làm người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng). Thủ tướng sẽ có thẩm quyền lựa chọn các thành viên của Chính phủ. Sau đó toàn thành viên của Chính phủ được đưa ra để Nghị Viện biểu quyết tín nhiệm. Sau khi được Nghị Viện tiến nhiệm thì Quốc vương bổ nhiệm toàn bộ thành viên của Chính phủ. Trường hợp không đảng phái chính trị nào chiếm được đa số ghế nói trên, Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu liên minh các đảng phái chiếm được đa số ghế làm người đứng đầu Chính phủ.

Ở hình thức chính thể quân chủ đại nghị quyền hạn rộng lớn của Quốc vương do Chính phủ thực hiện. Quốc vương có quyền phủ quyết với những luật do Nghị Viện thông qua. Các văn bản do Quốc vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính phủ và văn bản chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của Thủ tướng hoặc là của Bộ trưởng được Thủ tướng ủy quyền. Khi ký Thủ tướng hoặc Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản, bản thân Quốc vương không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Ở chế độ chính thể quân chủ đại nghị, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện (Hạ nghị viện) về hoạt động của mình. Trường hợp Nghị viện (Hạ nghị viện) biểu quyết không tín nhiệm Chính phủ thì Chính phủ phải từ chức hoặc Quốc vương phải cắt chức toàn bộ thành viên của Chính phủ. Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ có quyền yêu cầu Quốc vương giải thể Hạ Nghị viện và ấn định một cuộc bầu cử mới. Và cuối cùng mâu thuẫn giữa cơ quan hành pháp và lập pháp được giàn xếp bởi nhân dân. Trong cuộc bầu cử trước thời hạn nếu nhân dân ủng hộ Nghị Viện thì đảng đối lập sẽ chiếm đa số ghế trong Nghị Viện mới. Khi đó Chính phủ cũ phải từ chức, nếu nhân dân ủng hộ Chính phủ thì đảng cầm quyền (hoặc liên minh đảng cầm quyền) sẽ tiếp tục chiếm đa số ghế trong Nghị Viện.

Xem thêm:

>>> Hình thức chính thể quân chủ

icon-date
Xuất bản : 11/05/2022 - Cập nhật : 11/05/2022